logo

Bài văn phân tích đoạn thơ "Tháng ba sấm gọi mưa rào.."

Mưa tháng Ba khiến cho sự vật như sống lại sau một mùa đông lạnh giá. Cây cối hoa lá thi nhau đâm chồi, nảy lộc, vạn vật được sinh sôi, căng tràn sức sống. Bài viết dưới đây nêu cảm nhận về đoạn thơ trong bài thơ Tháng ba - Duy Hậu giúp bạn cảm nhận được không khí tươi mới của cơn mưa rào tháng Ba:

Tháng ba sấm gọi mưa rào

Hoan gọi xòe lửa nhóm vào trời mây

Cây xoan ốm dậy xanh mầm

Cóc đau trở dạ ra nằm góc áo

(Tháng ba – Duy Hậu)


Dàn ý cảm nhận về đoạn thơ Tháng ba

A, Mở bài: khái quát chung về tác giả và tác phẩm

B, Thân bài: Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa

- Tháng ba có đặc trưng là những cơn mưa rào xối xả.

- Những chùm hoa gạo đỏ rực cả vùng trời.

- Cây xoan được tưới nước trời “ốm dậy” đâm chồi, nảy lộc.

- Loài cóc cũng đang “đau trở dạ” bước vào mùa sinh sản.

C, Kết bài: Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ và cảm nhận của em về bài thơ.

Bài văn phân tích đoạn thơ Tháng ba - Duy Hậu

Bài văn phân tích đoạn thơ Tháng ba - Duy Hậu

Tháng ba sấm gọi cơn mưa rào

Hoan gọi xòe lửa nhóm vào trời xanh

Cây xoan ốm dậy xanh mầm

Cóc đâu trở dạ ra nằm góc ao. 

      Bài thơ trên là tác phẩm “Tháng Ba” của nhà thơ Duy Hậu.  Tác giả đã tạo nên bức tranh bằng những ngôn ngữ hết sức sinh động khi bắt gặp khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên chỉ với bốn câu thơ. Mỗi sự vật đều nổi bật với những nét riêng biệt của chúng qua cách miêu tả của nhà thơ. 

      Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn ngủi, tác giả đã tạo nên một bức tranh sinh động của khung cảnh thiên nhiên lúc gioa mùa. Bằng nghệ thuật nhân hóa và ẩn dụ độc đáo, nhà thơ miêu tả mỗi sự vật đều nổi bật với những nét riêng biệt. Tháng ba với những cơn sấm vang trời kéo theo những trận mưa rào xối xả. Động từ “xòe” làm bừng sáng cả không gian cao rộng của mây trời, cũng như bừng sáng cả bài thơ chứng tỏ rằng những hành động hết sức bất ngờ. Sự phát triển hồi sinh của sự vật được thể hiện ở hai câu cuối. Cơn mưa rào trút xuống sau những ngày giá rét khô cằn, tất cả như được tiếp thêm sức sống tràn trề mới và “cóc đâu trở dạ” là hình ảnh loài cóc đang sinh sôi phát triển, đó là một phép nhân hóa hết sức đặc sắc trong bài thơ của tác giả.

      Bài thơ như một bức tranh thiên nhiên được viết dưới thể thơ lục bát với cách gieo vần chẵn chứng tỏ sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế cùng tâm hồn nhạy cảm của tác giả. Những hình ảnh đời thường tạo nên bức tranh thiên nhiên sinh động trong khoảnh khắc giao mùa làm ta cảm thấy yêu thiên nhiên quê hương đất nước mình.

-----------------------------------

Trên đây là bài viết của Toploigiai về Bài văn phân tích đoạn thơ "Tháng ba sấm gọi mưa rào..". Mong rằng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức và học tập thật tốt. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

icon-date
Xuất bản : 22/03/2023 - Cập nhật : 13/07/2023

Tham khảo các bài học khác