Tổng hợp phương trình hóa học Fe2O3 + HNO3 đặc nóng, hiện tượng, giải thích chi tiết của phản ứng giúp các bạn nắm chắc kiến thức về các phản ứng hóa học.
Fe2O3 không phải là một oxide dễ chảy, nó là một oxide khó chảy. Fe2O3 là dạng phổ biến nhất của sắt oxide tự nhiên. Ngoài ra có thể lấy chất này từ đất sét màu đỏ.
Axit nitric HNO3 là chất lỏng không màu, dễ bắt lửa, có tính ăn mòn cao. Dung dịch axit HNO3 không màu,tuy nhiên thường có màu vàng hơi đỏ do khí NO2 hòa tan.
Trong các tính chất hóa học của Fe2O3 và HNO3 thì Fe2O3 tác dụng với HNO3 đặc nóng. PTHH Fe2O3 + HNO3 đặc nóng là:
Fe2O3 + 6HNO3 (đặc, nóng)→ 2Fe(NO3)3 + 3H2O
- Hiện tượng: Khi cho Fe2O3 tác dụng với HNO3 đặc nóng tạo ra muối sắt (III) nitrat (Fe(NO3)3) và nước. Phản ứng này xảy ra ở điều kiện thường, không cần chất xúc tác. Hiện tượng xảy ra sau phản ứng là chất rắn màu đen tan dần, thu được dung dịch màu vàng nâu
- Giải thích: HNO3 đặc nóng có tính ăn mòn cao, khi cho Fe2O3 tác dụng với HNO3 đặc nóng thì Fe2O3 tan dần, thu được dung dịch màu vàng nâu đó là màu của Fe(NO3)3.
Phương trình phân tử:
Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
Viết phương trình ion đầy đủ:
Fe2O3 + 6H+ + 6NO3- → 2Fe3+ + 6NO3- + 3H2O
Viết phương trình ion rút gọn:
Fe2O3 + 6H+ → 2Fe3+ + 3H2O.
- Axit nitric HNO3 là hợp chất vô cơ có công thức hóa học HNO3 . Axit nitric HNO3 thường được xem làm một dung dịch nitrat hidro hay còn được gọi là axit nitric khan. Loại axit này được hình thành trong tự nhiên, do trong những cơn mưa do sấm và sét tạo thành.
- Nếu một dung dịch có hơn 86% axit nitric, nó được gọi là axit nitric bốc khói. Axit nitric bốc khói có đặc trưng axit nitric bốc khói trắng và axit nitric bốc khói đỏ, tùy thuộc vào số lượng nitơ đioxit hiện diện.
- Axit nitric tồn tại ở dạng chất lỏng hoặc khí, không màu, tan nhanh trong nước (C, 65%). Hợp chất này trong tự nhiên sẽ có màu vàng nhạt do sự tích tụ của oxit nito.
- HNO3 là một axit có tính ăn mòn cao, dễ bắt lửa và cực độc.
- Axit nitric nồng độ 86% khi để ngoài không khí sẽ có hiện tượng khói trắng bốc lên.
- Dưới tác dụng của ánh sáng, axit nitric bị phân hủy tạo thành nito dioxit NO2 ( nhiệt độ thường).
4HNO3 → 4NO2 + 2H2O + O2
- Cần bảo quản HNO3 trong các chai lọ tối màu, tránh nơi có ánh sáng và bảo quản ở nhiệt độ dưới 0 độ C.
- Axit nitric có thể hòa tan nito dioxit thành dung dịch có màu vàng hoặc đỏ ở nhiệt độ cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các đặc trưng vật lý của chất này, đặc biệt là áp suất hơi trên chất lỏng, màu sắc dung dịch, nhiệt độ sôi,... phụ thuộc vào nồng độ NO2.