Lời giải chi tiết, đáp án chính xác cho câu hỏi “Pt hóa trị mấy?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.
- Platin (Pt) có hóa trị II.
Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Platin (Pt) dưới đây nhé.
Platin hay còn gọi là bạch kim là một nguyên tố hóa học, ký hiệu Pt có số nguyên tử 78 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Tên platin bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Tây Ban Nha platina del Pinto, nghĩa đen là "sắc hơi óng ánh bạc của sông Pinto". Platin là một kim loại chuyển tiếp quý hiếm, màu xám trắng, đặc dẻo, dễ uốn. Mặc dù nó có sáu đồng vị tự nhiên, nhưng platin vẫn là một trong những nguyên tố hiếm nhất trong lớp vỏ Trái Đất với mật độ phân bố trung bình khoảng 0,005 mg/kg. Platin thường được tìm thấy ở một số quặng niken và đồng, chủ yếu là ở Nam Phi chiếm 80% tổng sản lượng trên toàn thế giới.
- Ký hiệu hóa học: Pt
- Nguyên tử khối: 195,09 g/mol
- Số đơn vị điện tích hạt nhân: Z = 78.
- Độ âm điện: 2,28.
- Số oxi hóa: +2; +3; +4; +5; +6.
- Thế điện cực chuẩn (E0Pt2+/Pt ) = 1,2V.
- Kim loại quý, màu trắng - xám, tương đối mềm, rất dễ cán kéo, rèn được, khó nóng chảy.
- Pt có khối lượng riêng là 21,45 g/cm3; nhiệt độ nóng chảy là 17720C và nhiệt độ sôi là 38000C.
- Pt là kim loại kém hoạt động.
a. Tác dụng với phi kim
Khi nung nóng, Pt tác dụng được với phi kim có tính oxi hóa mạnh (như oxi, halogen,...)
Thí dụ:
Pt + O2 → PtO2
Pt + Cl2 → PtCl2
b. Tác dụng với axit
- Pt không tan trong axit, chỉ tan trong nước cường toan và HCl đặc có bão hòa clo.
3Pt + 18HCl (đặc) + 4HNO3 (đặc) → 3H2[PtCl6] + 4NO2 + 8H2O.
Pt + 2HCl(đặc, nóng) + 2Cl2 → H2[PtCl6]