logo

Ag hóa trị mấy?

Lời giải chi tiết, đáp án chính xác cho câu hỏi “Ag hóa trị mấy?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.


Trả lời câu hỏi: Ag hóa trị mấy?

- Bạc (Ag) có hóa trị I. 

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Bạc (Ag) dưới đây nhé.


Kiến thức mở rộng về Bạc (Ag)


1. Bạc (Ag) là gì?

-  Bạc đã được biết đến từ thời tiền sử, các đống xỉ chứa bạc đã được tìm thấy ở Tiểu Á và trên các đảo thuộc biển Aegean chứng minh rằng bạc đã được tách ra khỏi chì từ thiên niên kỷ thứ 4 trước công nguyên.

- Bạc là kim loại có khả năng dẫn điện và nhiệt tốt nhất trong mọi kim loại, hơn cả vàng, hơn cả đồng. Nguyên nhân của sự khác biệt này có lẽ do sự sắp xếp cấu hình electron trong phân tử. Đồng, bạc, vàng đều thuộc nhóm 11 trong bảng tuần hoàn, đều có 1 electron lớp ngoài cùng, và hơn cả là đều có liên kết kim loại rất mạnh. Điều đó khiến cho cả khối phần tử bạc hay vàng có mật độ electron chuyển động cao, tạo ra khả năng dẫn điện và nhiệt tốt hơn các kim loại chuyển tiếp khác.


2. Tính chất vật lí

Là kim loại nặng (khối lượng riêng 10,5 g/cm3), mềm, dẻo ( dễ kéo sợi và dát mỏng) và có ánh kim. Có màu trắng bạc.

– Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất trong các kim loại.

– Nóng chảy ở 960,5oC; nhiệt độ sôi: 2167oC.


3. Tính chất hóa học của Bạc

–  Kém hoạt động (kim loại quý), nhưng ion Ag+ có tính oxi hóa mạnh, bạc có thế điện cực chuẩn (E0Ag+/Ag= + 0,80V).

a, Tác dụng với phi kim

–  Bạc không bị oxi hóa trong không khí dù ở nhiệt độ cao.

Tác dụng với ozon

2Ag + O→ Ag2O + O2

b, Tác dụng với axit

– Bạc không tác dụng với HCl và H2SO4 loãng, nhưng tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh, như HNO3 hoặc H2SO4 đặc, nóng.

3Ag + 4HNO3 (loãng)  →  3AgNO3 + NO  + 2H2O

2Ag + 2H2SO4 (đặc, nóng)  →  Ag2SO4 + SO2 + 2H2O

c, Tác dụng với các chất khác

– Bạc có màu đen khi tiếp xúc với không khí hoặc nước có mặt hidro sunfua:

4Ag + 2H2S + O2 (kk)  → 2Ag2S + 2H2O

– Bạc tác dụng được với axit HF khi có mặt của oxi già:

2Ag + 2HF (đặc) + H2O→ 2AgF + 2H2O

2Ag + 4KCN (đặc) + H2O2  → 2K[Ag(CN)2] + 2KOH

icon-date
Xuất bản : 23/03/2022 - Cập nhật : 24/03/2022