logo

Sn hóa trị mấy?

Lời giải chi tiết, đáp án chính xác cho câu hỏi “Sn hóa trị mấy?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.


Trả lời câu hỏi: Sn hóa trị mấy?

- Thiếc (Sn) có hóa trị II hoặc IV.

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Thiếc (Sn) dưới đây nhé.


Kiến thức mở rộng về Thiếc (Sn)


1. Thiếc (Sn) là gì?

Thiếc là một nguyên tố hóa học trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Mendeleev, có ký hiệu là Sn và số nguyên tử là 50. Thiếc có màu ánh bạc, nhiệt độ nóng chảy thấp (232 °C), rất khó bị oxy hóa, ở nhiệt độ môi trường thiếc chống được sự ăn mòn và người ta cũng tìm thấy chúng có mặt ở rất nhiều hợp kim. Nhờ đặc tính chống ăn mòn, người ta cũng thường tráng hay mạ lên các kim loại dễ bị oxy hóa nhằm bảo vệ chúng như một lớp sơn phủ bề mặt, như trong các tấm sắt tây dùng để đựng đồ thực phẩm. Thiếc thông thường được khai thác và thu hồi từ quặng cassiterit, ở dạng Oxide. Thiếc là một thành phần chính tạo ra hợp kim đồng thiếc.

- Thiếc là một kim loại màu trắng bạc, kết tinh cao, dễ uốn, dễ dát mỏng. Khi một thanh thiếc bị bẻ cong, âm thanh nứt vỡ có thể nghe được do sóng tinh của các tinh thể.

- Kí hiệu: Sn

- Cấu hình electron: [Kr]4d105s25p2

- Số hiệu nguyên tử: 50

- Khối lượng nguyên tử: 199 g/mol.

- Vị trí trong bảng tuần hoàn

   + Ô: số 50

   + Nhóm: IVA

   + Chu kì: 5

- Đồng vị: Thường 118Sn, 120Sn.

- Độ âm điện: 1,96


2. Tính chất vật lí của thiếc

- Thiếc là kim loại có màu trắng bạc; kết tinh cao, tính dễ uốn và dễ dát mỏng. khi dùng một thanh thiếc bẻ cong lại, chúng ta sẽ nge có âm thanh bị nứt vỏ của thiếc, đó là do hiện tượng sóng tinh của tinh thể. Thiếc có giá thành khá cao trong số các kim loại.

- Khối lượng riêng của thiếc: D = 7,92 g/cm3


3. Tính chất hóa học

- Thiếc là kim loại có tính khử yếu hơn kẽm và niken.

- Thiếc có tính chống ăn mòn từ nước nhưng dễ hòa tan bởi axit và bazơ thể hiện tính lưỡng tính.

a. Tác dụng với phi kim

- Tác dụng với oxi: ở điều kiện thường trong không khí, Sn không bị oxi hóa. Ở nhiệt độ cao, Sn bị oxi hóa thành SnO2.

Sn + O2  → SnO2 

- Tác dụng với halogen. 

 Ví dụ:

 Sn + 2Cl → SnCl4

b. Tác dụng với axit

- Thiếc tác dụng chậm với với dung dịch HCl và H2SO4 loãng tạo thành muối Sn (II) và hidro.

Sn + H2SO4  → SnSO4 + H2

- Với H2SO4 và HNO3 đặc tạo thanh hợp chất Sn (IV)

Sn + 2H2SO4(đặc)  → SnO+  2SO2 + 2H2O

Sn + 4HNO3 (đặc)  → SnO2 + 4NO2 + 2H2O

4Sn + 10HNO3 (rất loãng)  → 4Sn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O   

c. Tác dụng với dung dịch kiềm đặc

Sn + NaOH (đặc, nguội) + 2H2 → Na[Sn(OH)3 ]  + H2  

Sn + 2NaOH (đặc) + 4H2 → Na2 [Sn(OH)6] + 2H2

icon-date
Xuất bản : 23/03/2022 - Cập nhật : 24/03/2022