logo

Cu hóa trị mấy?

Lời giải chi tiết, đáp án chính xác cho câu hỏi "Cu hóa trị mấy?" và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.


Trả lời câu hỏi: Cu hóa trị mấy?

- Đồng (Cu) có hóa trị II.

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Đồng (Cu) dưới đây nhé.


Kiến thức mở rộng về đồng (Cu) 


1. Đồng (Cu) là gì?

- Đồng là nguyên tố hóa học nằm trong bảng tuần hoàn nguyên tố (kí hiệu là Cu). Đồng là một kim loại có tính dẻo, độ dẫn điện, dẫn nhiệt cao, bề mặt của đồng có màu cam đỏ rất đặc trưng. Kim loại Đồng và các hợp kim của đồng đã được con người phát hiện và sử dụng cách đây hàng ngàn năm.

+ Số hiệu nguyên tử là 29

+ Khối lượng : 63,546(3)

+ Thuộc chu kỳ 4

+ Phân nhóm : 11, d

+ Hợp chất của kim loại đồng hay tồn tại ở dạng muối đồng II và nó tồn tại 2 màu là: màu xanh lam và xanh lục.

+ Hợp chất của đồng thì thường có màu xạnh lục và xanh lam dưới sự tồn tại của muối đồng II.

- Đồng là một thành phần kim loại dẻo có tính chất dẫn nhiệt, dẫn điện rất tốt. Ở dạng nguyên chất kim loại đồng mềm và dễ uốn nắn, các loại đồng tươi thường có màu cam đỏ. Đồng là thành phần của rất nhiều hợp kim quan trọng và có ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Ban đầu thì kim loại này có tên gọi là cyprium ( kim loại Síp ). bởi nó được khai thác chủ yếu ở Síp. Sau này thì chúng được gọi tắt là cuprim ( tên latin của Đồng ).


2. Tính chất vật lí 

– Đồng có mạng tinh thể lập phương tâm diện, màu đỏ, dẻo, dễ kéo sợi, dát mỏng. Dẫn điện và nhiệt tốt chỉ kém bạc, t0nc = 10830C, D = 8,98 g/cm3.


3. Tính chất hóa học

 - Đồng là kim loại có tính khử yếu.

a. Tác dụng với phi kim

 - Cu phản ứng với oxi khi đun nóng tạo CuO bảo vệ nên Cu không bị oxi hoá tiếp tục.  

    2Cu + O2 →   CuO

 - Khi tiếp tục đun nóng tới (800-1000oC)

     CuO  +  Cu  →  Cu2O  (đỏ)

 - Tác dụng trực tiếp với Cl2, Br2, S...

Cu  +  Cl2 →  CuCl

Cu  +  S →  CuS

b. Tác dụng với axit

 - Cu không tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng.

 - Khi có mặt oxi, Cu tác dụng với dung dịch HCl, nơi tiếp xúc giữa dung dịch axit với không khí.

    2 Cu  +  4HCl + O→  2 CuCl2  +  2 H2O

 - Với HNO3, H2SO4 đặc: 

    Cu + 2 H2SO4 đ →  CuSO4  +  SO2 +  H2O

    Cu   + 4HNO3  đặc →  Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

c. Tác dụng với dung dịch muối

 - Khử được ion kim loại đứng sau nó trong dung dịch muối.

   Ví dụ:

 Cu  +  2 AgNO3 →  Cu(NO3)2 + 2 Ag

icon-date
Xuất bản : 23/03/2022 - Cập nhật : 24/03/2022