logo

Phương trình hóa học Phenylamoni clorua + NaOH

Phương trình hóa học

C6H5NH3Cl

+

NaOH

C6H5NH2

+

H2O

+

NaCl

phenylamoni clorua

 

natri hidroxit

 

anilin

 

nước

 

Natri Clorua

   

Sodium hydroxide

 

Aminobenzen

     

natri clorua

   

(dd)

     

(lỏng)

 

(rắn)

           

(không màu)

 

(trắng)

   

Bazơ

         

Muối

Điều kiện phản ứng

Không có

Cách thực hiện phản ứng

cho C6H5NH3Cl

Hiện tượng nhận biết

Nhỏ natri hiđroxit vào dung dịch phenylamoni clorua thấy hiện tượng phân lớp chất lỏng

Cùng Top lời giải tìm hiểu về muối Amoni và Phenylamoni Clorua nhé.


A. MUỐI AMONI

I. Khái niệm và công thức tổng quát

- Muối amoni là muối của NH3 với axit.

- Công thức tổng quát: (NH4)xA.

II. Tính chất vật lí

- Tất cả các muối amoni đều tan và là những chất điện li mạnh.

(NH4)xA → xNH4+ + Ax-

- Nếu muối amoni của axit mạnh (A là gốc axit của một axit mạnh) thì thủy phân tạo môi trường axit.

NH4+ + H2O ↔ NH3↑ + H3O+

III. Tính chất hóa học

1. Phản ứng thuỷ phân: Tạo môi trường có tính axit làm quỳ tím hoá đỏ.

NH4+ + HOH → NH3 + H3O+ (Tính axit)

2. Tác dụng với dung dịch kiềm: (nhận biết ion amoni, điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm)

Phương trình hóa học Phenylamoni clorua + NaOH

3. Phản ứng nhiệt phân

- Muối amoni chứa gốc của axit không có tính oxi hóa khi nung nóng bị phân hủy thành NH3.

Phương trình hóa học Phenylamoni clorua + NaOH (ảnh 2)

* Lưu ý: (NH4HCO3 được dùng làm bột nở, vì (NH4HCO3) bị phân hủy sinh ra các chất khí (NH3, H2O (hơi) và CO2), các khí này thoát ra từ trong lòng chiếc bánh, làm cho chúng nở to ra, tạo ra các lỗ xốp khiến bánh mềm, dễ ăn.

Phương trình hóa học Phenylamoni clorua + NaOH (ảnh 3)

- Muối amoni chứa gốc của axit có tính oxi hóa khi bị nhiệt phân cho ra N2, N2O

Phương trình hóa học Phenylamoni clorua + NaOH (ảnh 4)

- Nhiệt độ lên tới 500oC, ta có phản ứng:

2NH4NO3 → 2N2 + O2 + 4H2O

IV. Điều chế

- NH3 + axit.

- Dùng phản ứng trao đổi ion.

V. Nhận biết muối amoni

- Thuốc thử là dung dịch bazo

- Hiện tượng: có khí mùi khai bay lên làm xanh quỳ tím ẩm.

   NH4+ + OH- → NH3 + H2O


B. Phenylamoni clorua

1. Tìm hiểu chung

Ở điều kiện thường, Phenylamoni clorua là chất rắn và tan tốt trong nước

Muối phenylamoni clorua có công thức hóa học là C6H5NH3Cl

2. Tính chất hóa học của muối Phenylamoni clorua

  • Phenylamoni clorua là C6H5NH3Cl ⇒ tác dụng được với NaOH:

C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O

Nhỏ natri hiđroxit vào dung dịch phenylamoni clorua thấy hiện tượng phân lớp chất lỏng

  • Phenylamoni clorua tác dụng với metyn amin

C6H5NH3Cl + CH3NH2  → C6H5NH2 + CH3NH3Cl

  • Phenylamoni clorua tác dụng bạc nitrat

C6H5NH3Cl + AgNO3 → C6H5NH3NO3 + AgCl


C. Phương pháp giải bài tập muối Amoni- Phenylamoni clorua

Để tìm ra CTCT của muối amoni, cụ thể là phenylamoni clorua, ta cần thực hiện một số bước như sau:

Bước 1 : Phát hiện ra muối amoni

Khi thấy hợp chất chứa C, H, O, N tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng khí, đó là dấu hiệu xác định chất cần tìm là muối amoni.

Bước 2 : Tìm công thức của gốc axit trong muối amoni:

+ Nếu số nguyên tử O trong muối là 2 hoặc 4. Thường là muối amoni của axit hữu cơ RCOOH hoặc R(COOH)2 hoặc H2N-R-COOH.

+ Nếu số nguyên tử O là 3. Thường sẽ là muối amoni của axit vô cơ như HNO3 hay H2CO3.

Bước 3 : Tìm gốc amoni rồi suy ra công thức cấu tạo của muối

Ta sử dụng định luật bảo toàn nguyên tố ứng với mỗi gốc axit cụ thể để tìm số nguyên tử trong gốc amoni. Từ đó suy ra cấu tạo của gốc amoni.

icon-date
Xuất bản : 22/12/2021 - Cập nhật : 22/12/2021