“Thương nhớ bầy ong” là hồi ức của nhân vật tôi về những đõ ong mà nhân vật tôi đã từng được nhìn thấy, cảm nhận, mê đắm ngày nhỏ. Kèm theo những hồi ức tươi đẹp ấy là nỗi buồn không dứt, buồn đến phát khóc khi chúng rời xa. Từ đó nêu lên triết lí, những vật nhỏ bé, vô tri vô giác đều gây vương vấn, ám ảnh vào tâm hồn, ảnh hưởng đến thơ ca, nghệ thuật của mỗi người. Vậy “Thương nhớ bầy ong” được viết theo phương thức biểu đạt nào? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
>>> Xem thêm: [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài Thương nhớ bầy ong
Nhà của nhân vật tôi nuôi nhiều ong. Sau ngày ông mất, cha và chú còn nuôi một ít đõ, nhưng không còn “vượng” lúc trước. Chiều lỡ buổi, ong hay bay ra hợp đàn trước đõ. Nhân vật tôi thường ra xem, nhiều khi bị ong đốt nhưng vẫn say mê. Tôi buồn nhất là khi mấy lần ong trại, rời tổ. Vào buổi trưa, khi người chú ở nhà, biết được sẽ hô lên cho cả xóm ném đất vụn để ong mệt quay trở về. Còn vào buổi chiều lỡ buổi, người chú phải ra đồng, tôi chỉ biết nhìn theo, buồn không nói được.
- Phương thức biểu đạt chính: tự sự
Đoạn trích bày tỏ tình yêu, say mê của nhân vật tôi dành cho bầy ong mà nhà mình nuôi. Và đó cũng là nỗi buồn thương da diết của nhân vật tôi khi chứng kiến bầy ong bỏ tổ bay đi mà không có cách nào níu giữ chúng lại được.
Kết hợp giữa tự sự kể lại sự việc và biểu cảm kể lại cảm xúc, suy tư khiến văn hồi kí của Huy Cận giàu chất thơ và truyền cảm, khiến người đọc cũng buồn vui cùng nhân vật “tôi” trong tác phẩm.
Có thể chia văn bản thành 2 phần:
- Phần 1 (Từ đầu đến ...ra đồng cày tra): Gia đình nhân vật tôi nuôi ong
- Phần 2 (Còn lại): Nhân vật tôi chứng kiến đàn ong bay đi
- Ngôi thứ nhất – Huy Cận.