Truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta. Vậy tác phẩm Bánh chưng bánh giày được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Phương thức biểu đạt bài Bánh chưng bánh giày
Phương thức biểu đạt trong truyện “Bánh chưng, bánh dày” là tự sự. Điều này được thể hiện qua việc kể lại một chuỗi sự việc cụ thể và rõ ràng, có nhân vật, tình huống, và cốt truyện:
- Có cốt truyện rõ ràng: Truyện kể về việc vua Hùng muốn tìm người nối ngôi và đưa ra yêu cầu các con phải làm lễ vật dâng cúng tổ tiên.Lang Liêu, con trai thứ 18 của vua Hùng, nhờ sự giúp đỡ của thần linh, đã sáng tạo ra bánh chưng và bánh dày.
- Nhân vật và hành động: Nhân vật Lang Liêu là trung tâm của câu chuyện. Chàng nghèo khó, không có điều kiện chuẩn bị lễ vật như các anh em khác nhưng nhờ trí tuệ và lòng hiếu thảo, chàng đã sáng tạo ra hai loại bánh từ lúa gạo.Vua Hùng khen ngợi ý nghĩa sâu sắc của bánh chưng và bánh dày, từ đó chọn Lang Liêu làm người kế vị.
- Các sự kiện theo trình tự thời gian: Vua Hùng ra lệnh cho các con tìm lễ vật. Lang Liêu băn khoăn, được thần linh báo mộng. Sau đó, chàng làm ra bánh chưng, bánh dày và dâng lên vua Hùng. Cuối cùng, vua Hùng chọn chàng làm người kế vị.
>>> Xem thêm: [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài Bánh chưng, bánh giầy