logo

Người mang lốt vật là gì?

Câu trả lời chính xác nhất: Cùng với trí tưởng tượng bay bổng của người xưa, dẫn dắt nhân vật có thể biến hoá từ người sang vật và ngược lại hay nhân vật mang lốt các con vật, lốt vật kì dị. Chính tính chất ly kì đã mang đến sức hấp dẫn cho kiểu chuyện người mang lốt. Bên cạnh đó, nó còn góp phần làm nên nét đặc sắc cho thể loại cổ tích với sức sống bền vững cho những câu chuyện trong kiểu chuyện.


1. Người mang lốt vật là gì?

Cùng với trí tưởng tượng bay bổng của người xưa, dẫn dắt nhân vật có thể biến hoá từ người sang vật và ngược lại hay nhân vật mang lốt các con vật, lốt vật kì dị. Chính tính chất ly kì đã mang đến sức hấp dẫn cho kiểu chuyện người mang lốt. Bên cạnh đó, nó còn góp phần làm nên nét đặc sắc cho thể loại cổ tích với sức sống bền vững cho những câu chuyện trong kiểu chuyện.

Người mang lốt vật là gì?

2. Sự xuất hiện và hình thức cái lốt của nhân vật

Nằm trong hệ thống nhân vật người mang lốt của truyện cổ tích thần kì, người mang lốt cóc cũng mang những đặc điểm chung nhất về nguồn gốc, biểu hiện cụ thể qua một số dạng thức:

(1) Nhân vật được sinh ra do người mẹ (một bà goá hay một cô gái chưa chồng) ăn, uống, nuốt phải dị vật (Chàng cóc – Êđê; Nàng Hơlúi – Ba-na; Chàng rể cóc – Phù Lá,…).

(2) Nhân vật được sinh ra do người mẹ có quan hệ gián tiếp với thần linh (đặt chân vào dấu chân lạ, hào quang chiếu rọi vào buồng ngủ) (Chàng cóc con – Tày; Chàng rể cóc – Vân Kiều,…).

(3) Nhân vật được sinh ra từ một giống thực vật (quả bí) (Chàng cóc lấy vợ tiên – Lô Lô). Ở đây người mẹ hoàn toàn không phải trải qua quá trình mang thai và sinh nở, đứa con ra đời như một sự tình cờ và có ý nghĩa như một món quà tặng bất ngờ mà số phận ban tặng cho những con người nghèo khổ, nhân hậu.

Ở dạng thức (1), (2), người mang lốt cóc được sinh ra từ một “quan hệ có tính chất thần thoại” (chữ dùng của K.Mác) và nguồn gốc thần kì là đặc điểm nổi bật của hình tượng nhân vật. Sự hư cấu này, chịu sự chi phối bởi thế giới quan thần thoại và phương pháp sáng tác thần thoại – một thể loại gắn với thời kì công xã nguyên thuỷ, khi mà hình thức quần hôn, tạp hôn của chế độ thị tộc mẫu hệ còn đang ngự trị một cách chính thống.

Dạng thức (3) người mang lốt cóc được sinh ra từ một giống thực vật, xuất phát từ tâm lí sùng bái tuyệt đối vào tự nhiên của người nguyên thuỷ. Truyện thường kể về một cuộc hôn phối bất đắc dĩ, trái với tập tục sinh học thông thường giữa một đôi trai gái cùng huyết thống, dẫn tới việc người vợ có mang và đẻ ra một quả bầu (bí) từ đây hình thành loài người. Quả bầu (bí) trở thành tổ tiên của con người. Và vì vậy, bầu (bí) cũng là vật thiêng. Không phải ngẫu nhiên, ở một số vùng miền núi, trong các nghi lễ nông nghiệp, bầu (bí) đóng vai trò tiếp sức cho sự phát triển của lúa hoặc trong nghi lễ làm nhà mới, bầu (bí) được thay thế cho “thầy cúng” trước thần linh. Trong tiềm thức của một số tộc người bầu (bí) còn có sức mạnh điều tiết được tự nhiên.


3. Các bước hình thành kể truyện về người mang lốt vật

Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

- Đề tài: kể lại một truyện cổ tích Việt Nam về người mang lốt vật.

- Để xác định không gian và thời gian nói, em hãy trả lời câu hỏi: Em dự định sẽ nói ở đâu và trong thời gian bao lâu?

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Ý tưởng cho bài nói chính là truyện cổ tích Việt Nam về người mang lốt vật (Sọ Dừa, Lấy vợ cóc, Lấy chồng dê,...). Em hãy chọn một truyện, đọc thật kĩ, rồi tìm ý và lập dàn ý cho bài nói. Em có thể sử dụng hình ảnh, tranh vẽ để bài nói thêm sinh động.

Bước 3: Luyện tập và trình bày

Em hãy đứng trước gương để tập kể lại câu chuyện. Chú ý sử dụng giọng điệu phù hợp khi kể về các nhân vật, sự việc khác nhau. Kết hợp lời kể với cử chỉ, nét mặt, điệu bộ để nội dung kể được hấp dẫn hơn.

Khi trình bày, em nên tóm tắt ngắn gọn nội dung nói dưới dạng từ, cụm từ và sắp xếp các nội dung ấy theo thứ tự, đồng thời lựa chọn những từ ngữ thích hợp với ngôn ngữ nói, tránh dùng ngôn ngữ viết hoặc đọc lại bài viết.

Bước 4: Trao đổi, đánh giá

Trong vai trò người nghe và người kể câu chuyện, hãy dùng Bảng kiểm bài nói kể lại một truyện cổ tích trong SGK, tr. 60, đề góp ý cho bạn và tự đánh giá bài kể của mình.

>>> Tham khảo: Yếu tố kì ảo trong truyện Thánh Gióng

Trên đây là những kiến thức của Toploigiai về từ Người mang lốt vật là gì?. Hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt môn Ngữ Văn. Chúc các em học tốt và đạt kết quả cao!

icon-date
Xuất bản : 03/10/2022 - Cập nhật : 03/10/2022