logo

Rung rinh là từ láy hay từ ghép?

Câu trả lời chính xác nhất: Rung rinh là từ láy. 

Với câu hỏi “Rung rinh là từ láy hay từ ghép?”, Toploigiai đoán chắc rằng vẫn còn rất nhiều bạn đang hoang mang cách phân biệt một số từ láy và ghép. Đến với bài tìm hiểu dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc đó nhé.


1. Tìm hiểu chung về từ láy

a. Khái niệm

- Từ láy là từ được cấu tạo từ hai tiếng, được tạo nên bởi các tiếng giống nhau về âm, về vần hoặc cả âm và vần. Trong đó có thể có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không có nghĩa, khi đó 2 từ được ghép với nhau tạo nên một từ có nghĩa.

- Trong tiếng Việt, từ láy có độ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa là bốn tiếng. Tuy nhiên, láy hai tiếng là loại từ láy tiêu biểu của tiếng Việt.

Một từ được coi là từ láy khi có thành phần ngữ âm lặp lại (hay còn gọi là điệp) vừa có biến đổi (còn gọi là đối). Chẳng hạn như từ “Long lanh”: lặp ở âm đầu, đối ở phần vần.

Cần lưu ý, các từ chỉ có điệp mà không có đối thì ta có dạng láy của từ chứ không phải từ láy, chẳng hạn như người người, nhà nhà,…

- Ví dụ:  xanh xanh, lung linh, lấp lánh…

Rung rinh là từ láy hay từ ghép?

b. Phân loại từ láy

Dựa vào cấu trúc, cấu tạo giống nhau của các bộ phận thì từ láy được chia thành hai loại chính là từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.

- Từ láy toàn bộ: Là loại từ được láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, luôn luôn, ào ào.

Đôi khi để nhấn mạnh và tạo sự tinh tế hài hòa về âm thanh, một số từ còn được thay đổi phụ âm cuối hoặc thanh điệu. Ví dụ: Thoang thoảng, lanh lảnh, ngoan ngoãn.

- Từ láy bộ phận: Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn:

+ Láy âm: Là những từ có phần âm lặp lại nhau. 

   Ví dụ: Mênh mông, miên man, xinh xắn, ngơ ngác, mếu máo…

+ Láy vần: Là những từ có phần vần lặp lại nhau.

   Ví dụ: Chênh vênh, liêu xiêu, lao xao, liu diu.

Từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều hơn từ láy toàn bộ vì dễ phối vần và âm.

>>> Tham khảo: Gồ ghề là từ láy hay từ ghép?


2. Tìm hiểu chung về từ ghép

a. Khái niệm

Từ ghép là các từ có cấu trúc bằng phương pháp ghép 2 từ hoặc hơn hai từ lại với nhau. Các từ đó có quan hệ về nghĩa với nhau và trong từng ngữ cảnh có thể căn cứ vào quan hệ giữa các thành tố trong từ mà phân loại được từ ghép.

b. Công dụng của từ ghép

Từ ghép được biết là thành phần của cấu trúc câu. Nó có công dụng giúp định nghĩa các từ trong văn nói và văn viết, giúp người nghe người đọc hiểu nghĩa của từ, khiến câu văn trở nên logic hơn về cả yếu tố nội dung và hình thức.

c. Phân loại từ ghép

- Từ ghép đẳng lập: Là những từ mà các thành tố cấu tạo có quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa. Đặc trưng của từ ghép là các thành tố đều có nghĩa, tuy nhiên không phải mọi tiếng trong từ ghép đều rõ nghĩa, do đó từ ghép đẳng lập thường thuộc một trong hai trường hợp sau:

+ Các tiếng trong từ đều rõ nghĩa.

Ví dụ: từ “ăn ở” là từ ghép mà cả hai thành tố cấu tạo đều rõ nghĩa, trong đó từ “ăn” là một hoạt động cho thức ăn vào cơ thể nhằm nuôi sống cơ thể; từ “ở” là động từ chỉ đời sống thường ngày của một người tại một nơi cụ thể.

+ Một thành tố rõ nghĩa, một thành tố không rõ nghĩa.

Ví dụ: Từ “Chợ búa” là từ ghép mà có 1 tiếng rõ nghĩa, một tiếng bị mờ nghĩa. Trong đó, từ “chợ” chỉ nơi mua bán hàng hóa của con người, từ “búa” được sử dụng không thể hiện rõ nghĩa tạo thành từ “chợ búa” chỉ nơi diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa.

- Từ ghép chính phụ:

Từ ghép chính phụ là từ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho nhau, trong đó tiếng đứng trước gọi là tiếng chính, thể hiện ý chính. Tiếng đứng sau gọi tiếng phụ, có vai trò bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Thường thì từ ghép chính phụ có ngữ nghĩa rất hạn chế.

Ví dụ: xanh thẳm, đỏ rực, mặn chát, bánh gạo, hoa huệ, hiền hòa, êm dịu, toả hương

- Từ ghép tổng hợp:

Từ ghép tổng hợp có các từ cấu tạo thành mang một nghĩa tổng quát hơn những từ cấu thành nó, thể hiện một địa danh, hành động cụ thể nào đó.

Ví dụ như: Võ thuật bao gồm các loại võ khác nhau; Phương tiện: bao gồm các phương tiện đi lại; Bánh trái, Xa lạ,..

- Từ ghép phân loại:

Từ ghép này các từ cấu tạo thành một nghĩa nhất định chỉ một địa danh, sự vật, hành động cụ thể nào đó.

Ví dụ: Nước ép cam, bánh sinh nhật,…

Rung rinh là từ láy hay từ ghép?

3. Cách phân biệt từ ghép và từ láy

- Cách 1: Láy âm là từ ghép nghĩa

Một trong 2 từ là từ Hán Việt. Nếu một trong hai từ thuộc từ Hán Việt thì đó chính là ghép chứ không phải từ láy.

Ví dụ như từ “Tử tế” thì “tử” là từ Hán Việt, cho dù nó láy âm đầu nhưng vẫn được xác định là từ ghép.

- Cách 2: Nghĩa của các từ tạo thành.

Từ mà hai âm tiết đều có nghĩa cụ thể thì không thể là từ láy, đó là từ ghép.

Ví dụ: máu mủ, trai trẻ, che chắn…

Ngược lại, nếu chỉ một tiếng có ý nghĩa thì đó là láy âm.

Ví dụ: lảm nhảm, lạnh lùng…

- Cách 3: Nếu hai tiếng trong từ có thể đảo trật tự thì đó là từ ghép.

Khi chúng ta đảo trật tự từ các tiếng trong một từ được thì đó chính là từ ghép. Bởi vì, láy âm nhìn chung là không đảo được trật tự từ.

Ví dụ: mờ mịt/mịt mờ, thẫn thờ/thờ thẫn…


4. Rung rinh là từ láy hay từ ghép?

Rung rinh là từ láy

>>> Tham khảo: Giòn giã là từ láy hay từ ghép?


5. Bài tập vận dụng:

Bài tập 1: Cho biết các từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy: lung linh, đất đá, rung rinh, rừng rậm, hoa lá, thoăn thoắt, mưa gió, bồng bềnh.

Trả lời

Các từ thuộc nhóm từ ghép là: đất đá, rừng rậm, hoa lá, mưa gió.

Các từ thuộc nhóm từ láy là: lung linh, rung rinh, thoăn thoắt, bồng bềnh.

Bài tập 2: Trong các từ sau từ nào là từ ghép từ nào là từ láy: thăm thẳm, rộn ràng, rộn rã, rong rêu, rung rinh, tươi tốt, máu mủ, tóc tai, mặt mũi, rơi rụng.

Trả lời

Các từ thuộc nhóm từ ghép là: rong rêu; tươi tốt; máu mủ; tóc tai; mặt mũi; rơi rụng.

Các từ thuộc nhóm từ láy là: thăm thẳm; rộn ràng; rộn rã; rung rinh.

-----------------------------

Hy vọng thông qua bài biết trên, Toploigiai đã có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về từ ghép từ láy và cách phân biệt, đòng thời cũng có thể biết được Rung rinh là từ láy hay từ ghép. Chúc cá bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 28/09/2022 - Cập nhật : 28/09/2022