logo

Giòn giã là từ láy hay từ ghép?

Câu trả lời chính xác nhất: Từ láy là từ được cấu tạo từ hai tiếng, được tạo nên bởi các tiếng giống nhau về âm, về vần hoặc cả âm và vần. Trong đó có thể có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không có nghĩa, khi đó 2 từ được ghép với nhau tạo nên một từ có nghĩa. Vậy nên giòn gĩa là từ láy.

Để giúp các bạn hiểu hơn về từ láy và từ ghép cũng như câu hỏi Giòn giã là từ láy hay từ ghép? Toploigiai đã mang tới bài mở rộng kiến thức sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.


1. Từ láy

a. Từ láy là gì?

Giòn giã là từ láy hay từ ghép?

Từ láy là từ được cấu tạo từ hai tiếng, được tạo nên bởi các tiếng giống nhau về âm, về vần hoặc cả âm và vần. Trong đó có thể có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không có nghĩa, khi đó 2 từ được ghép với nhau tạo nên một từ có nghĩa.

Ví dụ: xanh xanh, lung linh, long lanh…

b. Phân loại từ láy

Như đã nói ở trên từ láy là các từ có thể giống nhau chỉ vần hoặc chỉ âm, hoặc có thể giống nhau hoàn toàn về âm và vần, chính vì vậy từ láy được chia làm 2 loại:

+ Từ láy bộ phận:

- Láy âm (nguyên âm): là những từ có phần âm lặp lại nhau.

Ví dụ: thấp thỏm, da dẻ, xinh xắn, ngơ ngác, gầm gừ...

- Láy vần (phụ âm): là những từ có phần vần lặp lại nhau.

Ví dụ: Chênh vênh, liêu xiêu, cheo leo, càu nhàu, bồi hồi...

+ Từ láy toàn bộ:

Là loại từ được láy giống nhau cả phần âm, vần ví dụ như xanh xanh, ào ào.…

Với các ví dụ về từ láy toàn bộ, ta thấy rằng, từ láy toàn bộ có ý nghĩa nhấn mạnh sự vật, sự việc. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp người dùng tạo ra sự tinh tế, hài hòa thông qua sử dụng các từ láy có sự thay đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối chẳng hạn như mơn mởn, tim tím, thoang thoảng,…

>>> Tham khảo: Sáng sủa là từ láy hay từ ghép?


2. Từ ghép

a. Từ ghép là gì?

Giòn giã là từ láy hay từ ghép?

Nó là một loại từ phức được tạo thành bởi ít nhất 2 từ đơn với điều kiện là những từ này phải có nghĩa và có quan hệ về nghĩa với nhau. Từ phức khác với từ ghép là nó cũng được tạo bởi 2 hoặc nhiều từ đơn nhưng có thể có nghĩa hoặc không có ý nghĩa gì.

Từ ghép có thể tạo thành từ 1 danh từ + 1 động từ, 2 động từ, 1 tính từ + danh từ….

Ví dụ: Các từ ghép được với từ khăng, từ sét là: khăng khăng, chơi khăng, sấm sét, đất sét, tiếng sét…

b. Phân loại từ ghép

Từ ghép chính phụ

Từ ghép chính phụ là từ có tiếng chính và tiếng phụ, từ phụ bổ nghĩa cho từ chính, tiếng đứng trước là tiếng chính, thể hiện ý chính và tiếng đứng sau là tiếng phụ, bổ trợ cho tiếng chính. Từ ghép chính phụ có ngữ nghĩa hạn chế. Ví dụ hoa hồng, hiền hoà, toả hương.

Từ ghép đẳng lập

Từ ghép đẳng lập là từ có hai từ cấu trúc, có ý nghĩa và vị trí ngang nhau, không phân biệt chính phụ.

Từ ghép tổng hợp

Là loại từ được ghép từ 2 hoặc nhiều từ đơn nhưng có nghĩa tổng quát, chung cho một danh từ, địa điểm hay hành động cụ thể nào.

Ví dụ: Bánh trái là từ ghép tổng hợp nói chung cho nhiều loại bánh hoặc trái.

Từ ghép phân loại

Là từ mang một nghĩa cụ thể, xác định chính xác một địa danh, hành động hay tên gọi nào đó.

Ví dụ: Bánh pizza chỉ tên một loại bánh được làm từ bột mỳ và nhiều thành phần khác.

>>> Tham khảo: Rực rỡ là từ láy hay từ ghép?


3. Cách phân biệt từ láy và từ ghép tiếng Việt

a. Xét ví dụ: Giòn giã là từ láy hay từ ghép

Khi mới nhìn qua từ giòn giã, chúng ta thấy giống với từ ghép nhưng thật ra đây là từ láy.

Chính vì từ láy và từ ghép rất dễ nhầm lẫn với nhau, vậy nên chúng ta cần biết phân biệt từ láy và từ ghép

b. Phân biệt từ láy và từ ghép

Tiêu chí Từ ghép Từ láy
Nghĩa của từ tạo thành

Nghĩa của từ tạo thành khi các từ đó đều phải có nghĩa.

Ví dụ: “Đất nước” => Cả Đất và nước đều có ý nghĩa riêng, để khi tạo thành từ ghép mang ý nghĩa chỉ một quốc gia, lãnh thổ.

Từ láy có thể được tạo thành từ 1 từ có nghĩa, hay không có từ nào có nghĩa cũng được.

Ví dụ: “Mênh mông” được tạo thành bởi cả hai từ không có nghĩa. Nhưng khi ghép lại được hiểu là sự bao la, rộng lớn.

Hoặc “Xinh xắn”, được tạo nên từ từ “xinh” có nghĩa là miêu tả vẻ đẹp, còn từ “xắn” không có nghĩa. Khi ghép lại được hiểu là một sự xinh đẹp.

Nghĩa của từ khi đảo vị trí các tiếng

Khi đổi vị trí các tiếng trong từ ghép thì chúng vẫn có nghĩa.

Ví dụ như: “ngất ngây”, khi đảo vị trí thành “ngây ngất” thì từ vẫn có nghĩa.

Từ láy khi đảo trật tự các tiếng trong từ sẽ không còn nghĩa.

Ví dụ: Từ “ngơ ngác” , khi đổi vị trí thành “ngác ngơ” hoàn toàn không có nghĩa gì.

Có thành phần Hán Việt

Nếu trong câu có thành phần Hán Việt chính là từ ghép.

Ví dụ: Ở từ “tử tế” nếu nhìn sẽ tưởng là từ láy điệp âm đầu “t” nhưng vì có từ “tử” là từ Hán Việt nên đây là từ ghép.

Nếu trong câu có thành phần Hán Việt thì đây không phải là từ láy.

----------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi giòn giã là từ láy hay từ ghép? Hi vọng cùng với một số kiến thức mở rộng liên quan tới từ láy và từ ghép sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 27/09/2022 - Cập nhật : 27/09/2022