logo

Cảm thụ văn học lớp 5 bài "Cao Bằng"

Câu trả lời chính xác nhất: Cảm thụ văn học lớp 5 bài “Cao Bằng” là: Em rất thuộc bài thơ “Cao Bằng” của Trúc Thông và rất thích bài thơ ấy. Bài thơ đã gợi nhớ trong lòng em tiếng ru của ngoại, của má từ ngày em còn thơ bé. Tiếng ru dịu buồn man mác: “Con cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non/ Năm về nuôi cái cùng con/ Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”. Đọc bài thơ “Cao Bằng” em như được sống lại kỉ niệm tuổi thơ. Em vui thú như được vượt bao đèo cao để tới thăm thú nước non Cao Bằng hùng vĩ: “Sau khi vượt đèo Gió/ Ta lại vượt đèo Giàng/ Lại vượt đèo Cao Bắc/ Thì ta tới Cao Bằng”...

Để giúp các bạn hiểu hơn về câu hỏi Cảm thụ văn học lớp 5 bài “Cao Bằng” cũng như một số kiến thức mở rộng khác liên quan tới bài Cao Bằng, Toploigiai đã mang tới bài mở rộng kiến thức sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.


1. Nội dung bài “Cao Bằng”

Bài thơ ca ngợi cảnh đẹp và con người mảnh đất Cao Bằng. Nơi có núi non trùng điệp, có những người dân mến khách và có tình yêu sâu sắc với quê hương, đất nước.


2. Tìm hiểu chi tiết bài “Cao Bằng”

Câu 1: Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng?

Điểm đặc biệt của địa thế Cao Bằng chính là địa thế xa xôi, hiểm trở, muốn đi đến Cao Bằng phải vượt qua Đèo Gió, Đèo Giàng, đèo Cao Bắc

Những từ ngữ, chi tiết ở khổ 1 cho thấy địa thế đặc biệt của Cao Bằng đó là: sau khi qua, lại vượt, lại vượt

Câu 2: Tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng?

Để nói lên lòng mến khách và sự đôn hậu của người Cao Bằng, tác giải đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh:

- Đầu tiên là mận ngọt/Đón môi ta dịu dàng

- Rồi đến chị rất thương

- Rồi đến em rất thảo

- Ông lành như hạt gạo

- Bà hiền như suối trong

Từ đó ta cảm nhận được về con người Cao Bằng

- Khách đến Cao Bằng sẽ được thưởng thức mận – thức quà đặc trưng của Cao Bằng, cảm nhận sự mến khách và ngọt ngào thông qua từng trái mận

- Con người nơi đây vô cùng đôn hậu, tình nghĩa, hiền lành: Người trẻ thì “rất thương, rất thảo, người già thì hiền lành như con suối trong, hạt gạo trắng.

Câu 3: Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng.

"Còn núi non Cao Bằng

Đo làm sao cho hết

Như lòng yêu đất nước

Sâu sắc người Cao Bằng

Đã dâng đến tận cùng

Hết tầm cao Tổ quốc

Lại lặng thầm trong suốt

Như suối khuất rì rào"

- Tình yêu đất nước của người Cao Bằng cao như núi, không đo hết được. Tình yêu nước đó còn trong trẻo và sâu sắc như suối sâu.

Câu 4: Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì?

Cao Bằng trấn giữ một địa thế quan trọng đối với nước ta. Người Cao Bằng vì ta mà giữ lấy biên cương.

>>> Tham khảo: Cảm thụ văn học bài "Hạt gạo làng ta"


3. Cảm thụ văn học lớp 5 bài “Cao Bằng”

Cảm thụ văn học lớp 5 bài Cao Bằng

Em rất thuộc bài thơ “Cao Bằng” của Trúc Thông và rất thích bài thơ ấy. Bài thơ đã gợi nhớ trong lòng em tiếng ru của ngoại, của má từ ngày em còn thơ bé. Tiếng ru dịu buồn man mác

“Con cò lặn lội bờ sông,

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.

Năm về nuôi cái cùng con,

Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”.

Đọc bài thơ “Cao Bằng” em như được sống lại kỉ niệm tuổi thơ. Em vui thú như được vượt bao đèo cao để tới thăm thú nước non Cao Bằng hùng vĩ:

“Sau khi vượt đèo Gió

Ta lại vượt đèo Giàng

Lại vượt đèo Cao Bắc

Thì ta tới Cao Bằng”

Tác giả đã sử dụng một số từ ngữ gợi tả và hình ảnh tượng trưng, hình ảnh so sánh để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng. Hình ảnh tượng trưng là:

“Đầu tiên là mận ngọt

Đón môi ta dịu dàng”.

Và những từ gợi tả và hình ảnh so sánh:

“Rồi đến chị rất thương

Rồi đến em rất theo

Ông lành như hạt gạo

Bà hiền như suối trong”.

Thiên nhiên Cao Bằng tượng trưng cho lòng yêu nước của người dân miền núi. Núi cao nhưng không thể nào đo được lòng yêu nước của người Cao Bằng:

“Còn núi noi Cao Bằng

Đo làm sao cho hết

Như lòng yêu đất nước

Sâu sắc người Cao Bằng”.

Đến với những câu thơ tiếp theo:

“Lại lặng thầm trong suốt

Như suối khuất rì rào”

Cao Bằng có hang Pác Bó, với núi Các-mác, suối Lê-nin, nơi mà Bác Hồ đã sống và hoạt động cách mạng bí mật những năm 1941-1942; Bác đã sống trong sự đùm bọc, chở che của đồng bào để “nhóm lửa cách mạng”.

Cao Bằng với em và với nhiều người thì “xa xa ấy”. Nhưng Cao Bằng lại rất gần gũi với mỗi chúng ta, với mỗi con người Việt Nam. Vì Cao Bằng là biên cương, là vị trí tiền tiêu của Tổ quốc:

“Bạn ơi có thấy đâu

Cao Bằng xa xa ấy

Vì ta mà giữ lấy

Một dải dài biên cương”.

Đọc bài thơ, em càng thấy yêu cảnh trí núi non và con người Cao Bằng, càng yêu hơn đất nước và con người Việt Nam.

>>> Tham khảo: Cảm thụ văn học lớp 4 bài "Tre Việt Nam"

----------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Cảm thụ văn học lớp 5 bài “Cao Bằng” và một số kiến thức mở rộng khác liên quan tới bài “Cao Bằng”. Hi vọng với những kiến thức chúng tôi cung cấp sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 27/09/2022 - Cập nhật : 27/09/2022