logo

Đặt câu với từ nheo nhéo, bập bềnh

icon_facebook

Câu trả lời đúng nhất:

* Đặt câu với từ nheo nhéo

- Ba chú mèo con bắt đầu nheo nhéo.

- Nheo nhéo như mõ réo quan viên

* Đặt câu với từ bập bềnh

- Bập bềnh và kích động.

- Một sự chậm rãi bập bềnh.

- Tưởng tượng bạn ngồi trên chiếc thuyền giữa biển, nhìn cái nút bần nổi bập bềnh.

Nheo nhéo, bập bềnh là hai từ láy nằm trong kiến thức trương trình tiểu học. Vậy từ láy là gì? Đặt câu với từ láy như thế nào cho đúng? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu khái niệm về từ láy cùng một số bài tập vận dụng qua bài viết dưới đây!


1. Khái niệm về từ láy

Đặt câu với từ nheo nhéo, bập bềnh

Từ láy là một dạng đặc biệt của từ phức gồm hai tiếng, trong đó các nguyên âm hoặc phụ âm được sắp xếp giống nhau, hoặc chỉ các nguyên âm và các bộ phận của phụ âm là giống nhau. Khác với từ ghép các từ cấu thành đều có nghĩa, từ láy có thể chỉ 1 từ có nghĩa, có thể không có nghĩa khi đứng một mình. 

>>> Tham khảo: Đặt câu với từ xinh xắn, nhấp nhô, vằng vặc


2. Có mấy loại từ láy

Dựa vào cấu trúc, cấu tạo giống nhau của các bộ phận thì từ láy được chia thành hai loại chính là từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.

a. Từ láy toàn bộ

Là loại từ được láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu.

Ví dụ: xanh xanh, luôn luôn, ào ào...

Đôi khi để nhấn mạnh và tạo sự tinh tế hài hòa về âm thanh, một số từ còn được thay đổi phụ âm cuối hoặc thanh điệu.

Ví dụ: Thoang thoảng, lanh lảnh, ngoan ngoãn.

b. Từ láy bộ phận

Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn:

Láy âm: Là những từ có phần âm lặp lại nhau.

Ví dụ: Mênh mông, miên man, xinh xắn, ngơ ngác, mếu máo…

Láy vần: Là những từ có phần vần lặp lại nhau.

Ví dụ: Chênh vênh, liêu xiêu, lao xao...

Từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều hơn từ láy toàn bộ vì dễ phối vần và âm.

>>> Tham khảo: Đặt câu với tục ngữ Cầu được ước thấy


3. Từ láy có tác dụng gì?

Mỗi loại từ láy đều mang nét đặc trưng riêng. Tuy nhiên chúng ta có thể thấy khi sử dụng từ láy thì người dùng đang có chú đích đó là nhấn mạnh một sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe có thể cảm thấy thú vị hơn. Nếu như sử dụng láy toàn bộ thì sẽ giúp nhấn mạnh một cách cụ thể, còn nếu như sử dụng từ láy bộ phận kèm theo thanh điệu cũng sẽ làm cho câu chuyện trở nên tinh tế và hài hòa hơn.

Trong văn nói và văn viết chúng ta vẫn thường hay sử dụng từ láy. Nhưng từ láy được sử dụng nhiều nhất là khi miêu tả về cảnh vật, cảm xúc, âm thanh hay một hiện tượng trong cuộc sống. Từ đó, mang đến cho con người một cái nhìn đa chiều và sâu sắc đối với vấn đề được nói đến.


4. Một số bài tập về từ láy

Bài 1. Đặt câu với từ sau nheo nhéo, bập bềnh, xinh xắn, nhấp nhô

Lời giải:

+ Nheo nhéo: 

- Ba chú mèo con bắt đầu nheo nhéo.

- Nheo nhéo như mõ réo quan viên

+ Bập bềnh: 

- Bập bềnh và kích động.

- Một sự chậm rãi bập bềnh.

- Tưởng tượng bạn ngồi trên chiếc thuyền giữa biển, nhìn cái nút bần nổi bập bềnh.

+ Xinh xắn: 

- Mái tóc thật là xinh xắn.

- Mấy đứa cháu xinh xắn của ta.

- Con tuyệt lắm, bé con, xinh xắn

+ Nhấp nhô:

- Đồi núi nhấp nhô

- Con thuyền nhấp nhô trên sóng

- Những làn sóng nhấp nhô

Bài 2:

a. Những từ nào là từ láy

- Ngay ngắn, Ngay thẳng, Ngay đơ

- Thẳng thắn, Thẳng tuột, Thẳng tắp

b. Những từ nào không phải từ ghép?

- Chân thành, Chân thật, Chân tình

- Thật thà, Thật sự, Thật tình

Lời giải:

a) Từ là từ láy là: Ngay ngắn, Thẳng thắn,

b) Những từ không phải từ ghép: Thật thà,

Bài 3: Cho đoạn văn sau:

"Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương "tom tóp", lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền".

a. Tìm những từ láy có trong đoạn văn.

b. Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học.

Lời giải:

a. Những từ láy có trong đoạn văn: tom tóp, loáng thoáng, tũng toẵng, xôn xao, dần dần

b. Từ láy bộ phận: tom tóp, tũng toẵng, xôn xao,  loáng thoáng

Từ láy toàn bộ: dần dần

Bài 4. Tìm từ láy, từ ghép trong các câu:

a. Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới... Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.

b. Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.

c. Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.

d. Hằng năm, vào mùa xuân, tiết trời ấm áp, đồng bào Ê đê, M'nông lại tưng bừng mở hội đua voi.

e. Suối chảy róc rách.

Lời giải: 

a.

- Từ ghép: mùa xuân, hạt mưa, bé nhỏ

- Từ láy: xôn xao, phơi phới, mềm mại, nhảy nhót.

b.

- Từ ghép: chú chuồn chuồn nước, cái bóng, mặt hồ

- Từ láy: mênh mông

c.

- Từ ghép: tiếng mưa, tiếng chân

- Từ láy: lộp độp, lép nhép

d.

- Từ ghép: hằng năm, mùa xuân, tiết trời, đồng bào

- Từ láy: tưng bừng

e.

- Từ ghép: không có

- Từ láy: róc rách

Bài 5. Cho một số từ sau: thật thà, bạn bè, hư hỏng, bạn học, chăm chỉ, bạn đường, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn đọc, khó khăn, ông bà, ăn uống, hoa hồng, xinh xắn, tươi vui, thương yêu, nóng lạnh, cười nói, to lớn, cười đùa, gắt gỏng, mong muốn, xinh xinh, đầy đặn, xanh xanh, nhanh nhẹn, khóc lóc, tủm tỉm.

Hãy xếp các từ trên vào 3 nhóm:

a. Từ ghép tổng hợp

b. Từ ghép phân loại

c. Từ láy

Lời giải:

a. Từ ghép tổng hợp: bạn bè, hư hỏng, giúp đỡ, ông bà, ăn uống, tươi vui, nóng lạnh, cười nói, to lớn, cười đùa, mong muốn. 

b. Từ ghép phân loại: bạn học, bạn đường, bạn đọc, hoa hồng, thương yêu. 

c. Từ láy: thật thà, chăm chỉ, ngoan ngoãn, khó khăn, xinh xắn, gắt gỏng, xinh xinh, đầy đặn, xanh xanh, nhanh nhẹn, khóc lóc, tủm tỉm.

---------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về cách đặt câu với từ nheo nhéo, bập bềnh. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 26/09/2022 - Cập nhật : 26/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads