logo

Thành ngữ có từ nắng mưa

Câu trả lời chính xác nhất: Một số thành ngữ có từ nắng mưa như:

- Dầm mưa dãi nắng

- Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.

- Rồng đen lấy nước thời nắng, rồng trắng lấy nước thời mưa.

- Năm nắng mười mưa

- Chẵn mưa, thừa nắng

Trên đây là một vài thành ngữ có từ nắng mưa. Vậy để hiểu rõ hơn về thành ngữ có từ nắng mưa mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây cùng chúng mình nhé!


1. Khái niệm thành ngữ là gì?

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó.Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Như vậy, từ những phân tích trên bạn đọc đã có thể hiểu được thành ngữ là gì. Có thể hiểu thành ngữ gồm những cụm từ mà được sử dụng để chỉ một ý cố định, thường không tạo thành một câu có ngữ pháp hoàn chỉnh nên không thể thay thế hay sửa đổi về ngôn ngữ.

>>> Tham khảo: Giải thích thành ngữ bão táp mưa sa


2. Phân loại thành ngữ

Có các cách phân loại cấu tạo thành ngữ như sau:

– Thành ngữ theo nguồn gốc, xuất xứ

Loại thành ngữ này được chia làm 2 loại nhỏ gồm thành ngữ Hán Việt và thành ngữ thuần Việt.  Thành ngữ Hán Việt là thành ngữ được vay mượn từ vốn từ Trung Quốc.

Ví dụ thành ngữ thuần Việt:

Có mới nới cũ ( Chỉ những người vong ân phụ nghĩa, không biết ơn giúp đỡ của người khác)

Ví dụ thành ngữ Hán Việt:

Nhàn cư vi bất thiện ( Có nghĩa là những người không có việc làm hay không chịu làm việc lao động thì sẽ sinh ra những thói hư, tật xấu)

Quân tử nhất ngôn ( Nghĩa là lời nói của người đàn ông cần phải giữ đúng chữ tín, nói được làm được)

Tôn sự trọng đạo ( Nghĩa là tôn trọng những người thầy, cô đã dạy, truyền đạt kiến thức cho chúng ta)

 – Thành ngữ dựa theo biện pháp tu từ

Theo thủ pháp tu từ được sử dụng có thể chia thành loại so sánh ví dụ như nhát như thỏ đế, cấm cảu như chó cắn ma,...

ẩn dụ như ruột để ngoài ra, rán sành ra mỡ,... đối ngẫu như cao chạy xa bay, lên bờ xuống ruộng,...

– Thành ngữ dựa theo số lượng thành tố trong thành ngữ

+ Thành ngữ kết cấu ba tiếng: Ác như hùm, bụng bảo dạ, bé hạt tiêu…

Trong trường hợp này có câu hình thức là tổ hợp ba tiếng một, nhưng về mặt kết cấu, đó chỉ là sự kết hợp của một từ đơn và một từ ghép, như: Bé hạt tiêu, có máu mặt, chết nhăn răng…; kiểu có ba từ đơn, kết cấu giống như cụm từ: Bạn nối khố, cá cắn câu…

+ Thành ngữ kết cấu bốn từ đơn hay hai từ ghép liên hợp theo kiểu nối tiếp hay xen kẽ. Đây là kiểu phổ biến nhất của thành ngữ tiếng Việt: Bán vợ đợ con, bảng vàng bia đá, phong ba bão táp, ăn to nói lớn, ác giả ác báo, …

* Kiểu thành ngữ có láy ghép: Ăn bớt ăn xén, chết mê chết mệt, chúi đầu chúi mũi…

* Kiểu thành ngữ tổ hợp của hai từ ghép: Nhắm mắt xuôi tay, nhà tranh vách đất, ăn bờ ở bụi, bàn mưu tính kế…

+ Thành ngữ kết cấu năm hay sáu tiếng: Trẻ không tha già không thương, treo đầu dê bán thịt chó…

Một số thành ngữ có kiểu kết cấu từ bảy, tám, mười tiếng. Nó có thể hai hay ba ngữ đoạn, hai hay ba mệnh đề liên hợp tạo thành một tổ hợp kiểu ngữ cú dài cố định, như: Vênh váo như bố vợ phải đâm, vén tay áo xô đốt nhà táng giày .v.v…

Như vậy, dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ để phân loại thành ngữ là chỉ dựa vào hình thức, không phản ánh được tính chất quan hệ và đặc điểm bên trong của chúng.

thành ngữ có từ nắng mưa

>>> Tham khảo: Thành ngữ nói về tính trung thực


3. Tác dụng của thành ngữ

Vì thành ngữ mang đậm sắc thái biểu cảm nên dễ dàng bày tỏ, bộc lộ được tâm tư, tình cảm của người nói, người viết đối với điều được nhắc tới.

Ví dụ: Trong bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương sử dụng rất nhiều thành ngữ: “Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng.


4. Thành ngữ có từ nắng mưa

- Năm nắng mười mưa

- Chẵn mưa, thừa nắng

- Dầm mưa dãi nắng

- Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.

- Rồng đen lấy nước thời nắng, rồng trắng lấy nước thời mưa.

- Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối.

- Ráng vàng thì nắng, ráng trắng thì mưa.

- Trời còn khi nắng khi mưa

- Ngày còn khi sớm khi trưa nữa người

- Thương anh dầu dãi nắng mưa,

- Hết khơi ruộng thấp lại bừa ruộng cao

- Một nắng hai sương

- Nắng sớm thì đi trồng cà,

- Mưa sớm ở nhà phơi thóc.

- Nắng bao lâu dây bầu không héo

- Mưa một giờ bầu lại ra bông

- Xin trời đừng nắng chớ mưa,

- Râm râm gió mát cho vừa lòng tôi.

- Thương ai mặc áo nâu sồng

- Chít khăn mỏ quạ lạnh lùng nắng mưa

-----------------------------------------

Như vậy, qua bài viết chúng tôi đã giải đáp câu hỏi thành ngữ có từ nắng mưa và cung cấp kiến thức về thành ngữ. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích trong học tập, chúc bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 24/09/2022 - Cập nhật : 24/09/2022