logo

Rực rỡ là từ láy hay từ ghép

Câu trả lời chính xác nhất: Rực rỡ là từ láy

Rực rỡ có lặp ở âm đầu (r) và đối ở phần vần. Hai tiếng rực và rỡ ghép lại thành một từ có nghĩa, dùng để miêu tả sự nổi bật của màu sắc.

Để có thể hiểu rõ hơn về từ láy, sự khác biệt giữa từ láy và từ ghép, các bạn có thể tham khảo những thông tin bên dưới đây nhé!


1. Định nghĩa từ láy là gì?

Từ láy là từ được cấu tạo từ hai tiếng, được tạo nên bởi các tiếng giống nhau về âm, về vần hoặc cả âm và vần. Trong đó có thể có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không có nghĩa, khi đó 2 từ được ghép với nhau tạo nên một từ có nghĩa.

rực rỡ là từ láy hay từ ghép

>>> Tham khảo: Sáng sủa là từ láy hay từ ghép


2. Phân loại

Dựa vào số lượng từ và phương thức láy, có thể phân loại từ láy như sau:

Từ láy toàn bộ

Là loại từ được láy giống nhau cả phần âm, vần ví dụ như xanh xanh, ào ào.…

Với các ví dụ về từ láy toàn bộ, ta thấy rằng, từ láy toàn bộ có ý nghĩa nhấn mạnh sự vật, sự việc. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp người dùng tạo ra sự tinh tế, hài hòa thông qua sử dụng các từ láy có sự thay đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối chẳng hạn như mơn mởn, tim tím, thoang thoảng,…

Từ láy bộ phận

 Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần. Dựa vào bộ phận được lặp lại nhằm nhấn mạnh một sự vật, hiện tượng, từ láy bộ phận được chia thành:

– Láy âm: Là những từ có phần âm lặp lại nhau.

Ví dụ: Mênh mông, miên man, xinh xắn, ngơ ngác, mếu máo…

– Láy vần: Là những từ có phần vần lặp lại nhau.

Ví dụ: Chênh vênh, liêu xiêu, lao xao, liu diu.

Trong đó, từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều hơn từ láy toàn bộ vì dễ phối vần và âm.

>>> Tham khảo: Say sưa là từ láy hay từ ghép


3. Tác dụng của từ láy

Qua các nội dung trên của bài viết Từ láy là gì ?, ta thấy từ láy được sử dụng vô cùng linh hoạt. Người dùng biến đổi các loại từ láy có thể mang đến cho người đọc, người nghe những cảm nhận khác nhau. Nếu các từ láy hoàn toàn giúp cho người nói, người viết nhấn mạnh sự vật, sự việc, hiện tượng; thì một chút biến đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối lại mang đến một vẻ đẹp hài hòa, tinh tế.

Xuất phát từ sự biến đổi linh hoạt của mình, từ láy được sử dụng phổ biến trong cả văn nói và văn viết. Thông thường từ láy được dùng để miêu tả nhấn mạnh vẻ đẹp của phong cảnh, hình dáng của sự vật hoặc diễn đạt cảm xúc, tâm trạng, trình trạng, âm thanh … của con người, của sự vật và hiện tượng trong cuộc sống. Từ đó, mang đến cho con người một cái nhìn đa chiều và sâu sắc đối với vấn đề được nói đến.


4. Định nghĩa từ ghép là gì?

Từ ghép là các từ có cấu trúc bằng phương pháp ghép 2 từ hoặc hơn hai từ lại với nhau. Các từ đó có quan hệ về nghĩa với nhau và trong từng ngữ cảnh có thể căn cứ vào quan hệ giữa các thành tố trong từ mà phân loại được từ ghép.

Từ ghép có từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

Công dụng của từ ghép

Từ ghép được biết là thành phần của cấu trúc câu. Nó có công dụng giúp định nghĩa các từ trong văn nói và văn viết, giúp người nghe người đọc hiểu nghĩa của từ, khiến câu văn trở nên logic hơn về cả yếu tố nội dung và hình thức.


5. Cách phân biệt từ láy và từ ghép

1. Nếu các tiếng trong từ có cả quan hệ về nghĩa và quan hệ về âm (âm thanh) thì ta xếp vào nhóm từ ghép.

2. Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng không có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ ghép.

3. Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ láy.

4. Các từ không xác định được hình vị gốc (tiếng gốc) nhưng có quan hệ về âm thì đều xếp vào lớp từ láy.

5. Các từ có một tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa nhưng các tiếng trong từ được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu thì cũng xếp vào nhóm từ láy (láy vắng khuyết phụ âm đầu).

6. Các từ có 1 tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa có phụ âm đầu được ghi bằng những con chữ khác nhau nhưng có cùng cách đọc (c/k/q; ng/ngh; g/gh ) cũng được xếp vào nhóm từ láy.

7. Ngoài ra, những từ không có cả quan hệ về âm và về nghĩa (từ thuần Việt) như: tắc kè, bồ hóng, bồ kết, bù nhìn, ễnh ương, mồ hôi,... hay các từ vay mượn như: mì chính, cà phê, xà phòng, mít tinh,... chúng ta không nên đưa vào chương trình tiểu học (H.S có hỏi thì giải thích đây là loại từ ghép đặc biệt, các em sẽ được học sau).

8. Từ ghép Tổng hợp và từ ghép Phân loại:

- Khi bạn gặp một từ ghép nào chỉ người (hoặc vật) nói chung, thì đó là từ ghép có nghĩa tổng hợp. Ví dụ:

Xa lạ (xa ghép với lạ tạo ra nghĩa tổng hợp: xa xôi và không quen biết.

Sách vở (sách ghép với vở tạo ra nghĩa tổng hợp: sách và vở)

Ăn uống (ăn ghép với uống tạo ra nghĩa tổng hợp: nói về việc ăn và uống)

- Khi gặp từ ghép nào không chỉ chung, mà lại có nghĩa như phân loại người (hay vật) thì đó là từ ghép phân loại. Ví dụ:

Hạt thóc (hạt ghép với thóc tạo ra nghĩa phân loại so với: hạt ngô, hạt đỗ, hạt kê ...)

Bà nội (bà ghép với nội tạo ra nghĩa phân loại so với: bà ngoại, bà dì ....)

Bài học (bài ghép với học tạo ra nghĩa phân loại so với: bài làm, bài tập ...)

----------------------------------

Qua những phân tích trên, quý bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc rực rỡ là từ láy hay từ ghép. Bên cạnh đó, thấy được sự khác biệt giữa từ láy và từ ghép, từ đó sử dụng đúng loại từ làm cho câu văn trở nên sinh động, dễ hiểu. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

icon-date
Xuất bản : 23/09/2022 - Cập nhật : 23/09/2022