Câu trả lời chính xác nhất: Nho nhỏ là từ láy
Nho nhỏ là một từ phức có nghĩa để miêu tả tình chất của sự vật, hiện tượng. Nho nhỏ chính là một dạng từ láy “tăng nghĩa” nên là từ láy âm đầu.
Vậy nho nhỏ là từ láy bộ phận.
Để có thể hiểu rõ hơn về từ láy, sự khác biệt giữa từ láy và từ ghép, các bạn có thể tham khảo những thông tin bên dưới đây nhé!
Từ láy là một trong 2 dạng của từ phức, từ còn lại là từ ghép. Cả hai loại từ này đều có cấu tạo từ 2 tiếng trở lên và thường được sử dụng trong văn bản, giao tiếp. Tuy nhiên có nhiều người chưa phân biệt được thế nào là từ ghép, từ láy là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết này để tìm ra sự khác biệt giữa 2 loại từ phức này
>>> Tham khảo: Nứt nẻ là từ láy hay từ ghép
Dựa vào số lượng từ và phương thức láy, có thể phân loại từ láy như sau:
Từ láy toàn bộ
Là loại từ được láy giống nhau cả phần âm, vần ví dụ như xanh xanh, ào ào.…
Với các ví dụ về từ láy toàn bộ, ta thấy rằng, từ láy toàn bộ có ý nghĩa nhấn mạnh sự vật, sự việc. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp người dùng tạo ra sự tinh tế, hài hòa thông qua sử dụng các từ láy có sự thay đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối chẳng hạn như mơn mởn, tim tím, thoang thoảng,…
Từ láy bộ phận
Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần. Dựa vào bộ phận được lặp lại nhằm nhấn mạnh một sự vật, hiện tượng, từ láy bộ phận được chia thành:
- Láy âm: Là những từ có phần âm lặp lại nhau.
- Láy vần: Là những từ có phần vần lặp lại nhau.
>>> Tham khảo: Rì rào là từ láy hay từ ghép
Người dùng biến đổi các loại từ láy có thể mang đến cho người đọc, người nghe những cảm nhận khác nhau. Nếu các từ láy hoàn toàn giúp cho người nói, người viết nhấn mạnh sự vật, sự việc, hiện tượng; thì một chút biến đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối lại mang đến một vẻ đẹp hài hòa, tinh tế.
Xuất phát từ sự biến đổi linh hoạt của mình, từ láy được sử dụng phổ biến trong cả văn nói và văn viết. Thông thường từ láy được dùng để miêu tả nhấn mạnh vẻ đẹp của phong cảnh, hình dáng của sự vật hoặc diễn đạt cảm xúc, tâm trạng, trình trạng, âm thanh … của con người, của sự vật và hiện tượng trong cuộc sống. Từ đó, mang đến cho con người một cái nhìn đa chiều và sâu sắc đối với vấn đề được nói đến.
Từ ghép là các từ có cấu trúc bằng phương pháp ghép 2 từ hoặc hơn hai từ lại với nhau. Các từ đó có quan hệ về nghĩa với nhau và trong từng ngữ cảnh có thể căn cứ vào quan hệ giữa các thành tố trong từ mà phân loại được từ ghép.
Từ ghép có từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
Cách 1: Từ ghép có chứa từ Hán Việt thì không phải từ láy
Trong tiếng Việt những từ Hán Việt láy âm xuất hiện rất nhiều, chính vì vậy mà tất cả những từ Hán Việt có 2 âm tiết thì sẽ được xác định là từ ghép chứ không phải là từ láy, dù cho từ đó có ngẫu nhiên láy âm với nhau đi nữa.
Ví dụ: "Tử Tế" cùng láy nguyên âm "T" nhưng ở đây "Tử" là từ Hán Việt nên đây là từ ghép.
Cách 2: Từ ghép thuần Việt cả 2 từ đều có nghĩa không được coi là từ láy
Ví dụ: Hoa quả là từ ghép và từ "hoa", "quả" khi đứng riêng đều có nghĩa xác định. Còn từ long lanh thì chỉ "long" có nghĩa, còn "lanh" thì không xác định là nghĩa như thế nào khi đứng riêng.
Vì vậy ngoài dấu hiệu giống nhau về âm hoặc vần thì nghĩa của từng từ sẽ quyết định đó là dạng từ nào.
=>Ta tách 2 từ riêng biệt ra nếu cả 2 từ đều có ý nghĩa thì đó là từ ghép, còn 1 hoặc 2 từ tách ra vô nghĩa thì là từ láy.
Ví dụ: các từ che chắn, máu mủ... thì sẽ được coi là từ ghép. Ngoài ra chỉ có một từ có nghĩa trong hai từ thì đó có thể coi là láy âm, ví dụ: lạnh lùng, lảm nhảm...
Cách 3: Nếu hai tiếng trong một từ đảo trật tự cho nhau mà vẫn có nghĩa thì đó là từ ghép
Khi đảo trật tự các tiếng trong một từ mà được một từ mới vẫn có nghĩa thì đó được coi là từ ghép. Ví dụ: thẫn thờ - thờ thẫn, mệt mỏi – mỏi mệt...
-------------------------------------
Qua những phân tích trên, quý bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc nho nhỏ là từ láy hay từ ghép. Bên cạnh đó, thấy được sự khác biệt giữa từ láy và từ ghép, từ đó sử dụng đúng loại từ làm cho câu văn trở nên sinh động, dễ hiểu. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.