logo

Ngẩn ngơ là từ láy hay từ ghép

Câu trả lời chính xác nhất: Ngẩn ngơ là từ ghép

Ngẩn ngơ là từ ghép vì hai tiếng trong từ có thể đảo vị trí cho nhau và tạo thành câu có nghĩa.

Vậy ngẩn ngơ là từ ghép

Để có thể hiểu rõ hơn về từ ghép, sự khác biệt giữa từ láy và từ ghép, các bạn có thể tham khảo những thông tin bên dưới đây nhé!


1. Định nghĩa từ ghép là gì?

Nó là một loại từ phức được tạo thành bởi ít nhất 2 từ đơn với điều kiện là những từ này phải có nghĩa và có quan hệ về nghĩa với nhau. Từ phức khác với từ ghép là nó cũng được tạo bởi 2 hoặc nhiều từ đơn nhưng có thể có nghĩa hoặc không có ý nghĩa gì.

>>> Tham khảo: Nho nhỏ là từ láy hay từ ghép


2. Phân loại từ ghép

a. Từ ghép chính phụ

Là loại từ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho nhau, trong đó tiếng chính thường có nghĩa rộng, bao quát một sự việc, hành động, sự vật. Tiếng phụ thường đứng sau tiếng chính, có nhiệm vụ bổ nghĩa cho tiếng chính. Loại từ ghép này có tính phân nghĩa rõ ràng.

Ví dụ từ ghép chính phụ: Hoa hồng, bánh mì, thịt bò…

Để phân biệt và tạo được từ ghép chính phụ, hãy cùng mình phân tích từ Hoa hồng. Ta thấy từ hoa là từ chính vì nhắc đến hoa thì có nghĩa rộng hơn từ hồng. Từ hoa có thể ghép với bất kỳ từ nào để thành một từ ghép chính phụ như hoa lan, hoa mai, hoa cúc…

b. Từ ghép đẳng lập

2 hoặc nhiều từ tạo thành từ ghép đẳng lập đều có nghĩa và bình đẳng về mặt ngữ pháp, không có từ nào được xem là từ chính và ngược lại.

Ví dụ từ ghép đẳng lập: Sách vở, cây cỏ, phong cảnh…

c. Từ ghép tổng hợp

Là loại từ được ghép từ 2 hoặc nhiều từ đơn nhưng có nghĩa tổng quát, chung cho một danh từ, địa điểm hay hành động cụ thể nào.

Ví dụ: Bánh trái là từ ghép tổng hợp nói chung cho nhiều loại bánh hoặc trái.

d. Từ ghép phân loại

Là từ mang một nghĩa cụ thể, xác định chính xác một địa danh, hành động hay tên gọi nào đó.

Ví dụ: Bánh pizza chỉ tên một loại bánh được làm từ bột mỳ và nhiều thành phần khác.

>>> Tham khảo: Nứt nẻ là từ láy hay từ ghép


3. Từ láy

Trong tiếng Việt, từ láy có độ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa là bốn tiếng. Tuy nhiên, láy hai tiếng là loại từ láy tiêu biểu của tiếng Việt.

Một từ được coi là từ láy khi có thành phần ngữ âm lặp lại (hay còn gọi là điệp) vừa có biến đổi (còn gọi là đối). Chẳng hạn như từ “Long lanh”: lặp ở âm đầu, đối ở phần vần.

Cần lưu ý, các từ chỉ có điệp mà không có đối thì ta có dạng láy của từ chứ không phải từ láy, chẳng hạn như người người, nhà nhà,…


4. Phân biệt từ láy và từ ghép

ngẩn ngơ là từ láy hay từ ghép

Tiêu chí

Từ ghép

Từ láy

Định nghĩa Từ ghép thường được tạo nên từ hai tiếng trở lên và chúng đều có nghĩa. Từ láy là những từ cũng được tạo nên từ 2 tiếng, nhưng những âm đầu hoặc vần của chúng phải giống nhau.
Nghĩa của từ tạo thành

Nghĩa của từ tạo thành khi các từ đó đều phải có nghĩa.

Ví dụ: “Đất nước” => Cả Đất và nước đều có ý nghĩa riêng, để khi tạo thành từ ghép mang ý nghĩa chỉ một quốc gia, lãnh thổ.

Từ láy có thể được tạo thành từ 1 từ có nghĩa, hay không có từ nào có nghĩa cũng được.

Ví dụ: “Mênh mông” được tạo thành bởi cả hai từ không có nghĩa. Nhưng khi ghép lại được hiểu là sự bao la, rộng lớn.

Hoặc “Xinh xắn”, được tạo nên từ từ “xinh” có nghĩa là miêu tả vẻ đẹp, còn từ “xắn” không có nghĩa. Khi ghép lại được hiểu là một sự xinh đẹp.

Nghĩa của từ khi đảo vị trí các tiếng

Khi đổi vị trí các tiếng trong từ ghép thì chúng vẫn có nghĩa.

Ví dụ như: “ngất ngây”, khi đảo vị trí thành “ngây ngất” thì từ vẫn có nghĩa.

Từ láy khi đảo trật tự các tiếng trong từ sẽ không còn nghĩa.

Ví dụ: Từ “ngơ ngác” , khi đổi vị trí thành “ngác ngơ” hoàn toàn không có nghĩa gì.

Có thành phần Hán Việt

Nếu trong câu có thành phần Hán Việt chính là từ ghép.

Ví dụ: Ở từ “tử tế” nếu nhìn sẽ tưởng là từ láy điệp âm đầu “t” nhưng vì có từ “tử” là từ Hán Việt nên đây là từ ghép.

Nếu trong câu có thành phần Hán Việt thì đây không phải là từ láy.

----------------------------------

Qua những phân tích trên, quý bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc ngẩn ngơ là từ láy hay từ ghép. Bên cạnh đó, thấy được sự khác biệt giữa từ láy và từ ghép, từ đó sử dụng đúng loại từ làm cho câu văn trở nên sinh động, dễ hiểu. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi. 

icon-date
Xuất bản : 22/09/2022 - Cập nhật : 22/09/2022