logo

Phương thức biểu đạt bài Sọ - Ngữ văn lớp 6

icon_facebook

Truyện “Sọ Dừa” là câu chuyện kể về nhân vật trong lốt Sọ Dừa xấu xí nhưng có tài năng. Cậu làm công việc chăn bò cho nhà phú ông, lấy được cô Út làm vợ và thi đỗ trạng nguyên. Mặc cho sự ghen ghét đố kị của hai người chị vợ, hai vợ chồng Sọ Dừa vẫn vượt những thử thách éo le để đoàn tụ. Vậy chuyện Sọ Dừa được viết theo phương thức biểu đạt nào? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

>>> Xem thêm: [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài Sọ Dừa (Truyện dân gian Việt Nam)


1. Tóm tắt bài Sọ Dừa

Ngày xưa, có hai vợ chồng ở với phú ông, họ sống rất hiền lành, chịu khó những mãi chưa có con. Một hôm, người vợ ra rừng hái củi, khát nước, nhìn thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bưng lên uống. Về nhà, bà có mang. Sau khi người chồng mất, bà mới sinh ra một đứa trẻ nhưng không chân, không tay. Bà buồn lắm, định vất đi nhưng cậu bé van xin mẹ. Thương con, bà đành để con nuôi và đặt tên là Sọ Dừa. Sọ Dừa sau khi lên bảy, tám tuổi liền đi chăn bò cho phú ông. Cậu chăn rất giỏi nên phú ông mừng lắm. Phú ông có ba người con gái thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Cô út hiền lành, tính hay thương người không chê chàng xấu xí. Sọ Dừa muốn cưới cô làm vợ nên đã mang đầy đủ sính lễ phú ông yêu cầu. Ngày cưới một chàng trai khôi ngô tuấn tú cùng cô út xuất hiện. Hai vợ chồng Sọ Dừa sống rất hạnh phúc. Sọ Dừa ngày đêm đèn sách và đậu trạng nguyên. Sau khi Sọ Dừa vắng nhà, cô út bị hai người chị hãm hại. Nhưng nhờ duyên số và gặp may mắn, cô út thoát nạn và hai vợ chồng Sọ Dừa gặp lại nhau. Hai người chị sau khi bị phát hiện xấu hổ quá biệt xứ không về.


2. Phương thức biểu đạt bài  Sọ Dừa

- Tự sự.


3. Giá trị nội dung bài Sọ Dừa

- Truyện kể về về chàng Sọ Dừa dù khiếm khuyết về thân thể nhưng luôn nỗ lực để làm chủ cuộc sống. 

- Đồng thời thể hiện mơ ước về một xã hội công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác, người tốt luôn được may mắn, đền đáp xứng đáng

- Đề cao giá trị cốt lõi của con người và tình yêu thương đối với những người bất hạnh, nghèo khó.


4. Giá trị nghệ thuật bài Sọ Dừa

- Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng hoang đường, kì ảo – đặc điểm của thể loại cổ tích

- Xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập.


5. Bố cục bài Sọ Dừa

3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “ đặt tên cho nó là Sọ Dừa”: Sự ra đời của Sọ Dừa.

- Phần 2: Tiếp theo đến “ phòng khi dùng đến”: Sự tài giỏi của Sọ Dừa và chàng lấy cô em út quay về hình dạng tuấn tú, đỗ trạng nguyên.

- Phần 3: Phần còn lại: Cô em út bị hãm hại và hai vợ chồng đoàn tụ. 


6. Ngôi kể bài  Sọ Dừa

- Ngôi kể thứ ba

icon-date
Xuất bản : 07/10/2022 - Cập nhật : 11/10/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads