Phân tích tư tưởng của V.I. Lênin: “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết vê sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có những sự giải thích và một sự phát triển thêm"
Lời giải
Tư tưởng trên của V.I. Lênin khẳng định cái cốt lõi nhất trong quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển là xem sự phát triển như là “một cuộc đấu tranh của các mặt đối lập”. Cải tạo thành nguồn gốc, động lực của sự phát triển là sự thông nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, là vốn có của các sự vật, hiện tượng. Với ý nghĩa đó, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập đã giải quyết được vấn đề then chốt của phép biện chứng duy vật.
Phép biện chứng duy vật là một hệ thống các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật. Các yếu tố tạo thành một hệ thông, một chỉnh thể liên hệ chặt chẽ, liên kết với nhau theo những phương thức xác định. Trong một hệ thống, mỗi nhân tố vừa có chức năng riêng, vừa có chức năng chung của cả hệ thống. Trong các nhân tố tạo thành phép biện chứng, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập được xem là “hạt nhân” của phép biện chứng nói chung, và của các quy luật cơ bản và không cơ bản nói riêng. Vai trò hạt nhân đó được biểu hiện: Mỗi khái niệm, phạm trù phép biện chứng là sự thông nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Các quy luật cơ bản và không cơ bản của phép biện chứng đều có cơ cấu chung, đó là mối liên hệ giữa các mặt đối lập. Thực chất các quy luật của phép biện chứng đều là sự thống nhất, đấu tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập. Đồng thời, chỉ có thể hiểu được các phạm trù của phép biện chứng khi xem xét nó trong quan hệ với phạm trù đối lập. Tuy nhiên, nhấn mạnh vai trò “hạt nhân phép biện chứng” của quy luật này không có nghĩa là quy toàn bộ phép biện chứng về “biện chứng của mâu thuẫn”; càng không có nghĩa là khi nghiên cứu phép biện chứng thì chỉ cần nghiên cứu mâu thuẫn.
Tư tưởng trên của V.I. Lênin có ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luận. Bản thân thuật ngữ “hạt nhân” là sự khẳng định tính chính thể, tính hệ thông hữu cơ của phép biện chứng. Nó là cơ sở lý luận trong việc bảo vệ tính hệ thống chỉnh thể, và do đó bảo vệ tính khoa học của phép biện chứng.