logo

Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả? Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ này đối với người cán bộ chính trị quân đội?

icon_facebook

Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả? Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ này đối với người cán bộ chính trị quân đội?

Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả? Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ này đối với người cán bộ chính trị quân đội?

Lời giải

Nguyên nhân là phạm trù dùng để chỉ sự tương tác giữa các mặt trong một sự vật, hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra sự biến đổi nhất định. Kết quả là phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau. Nguyên nhân khác với nguyên cớ, điều kiện. Nguyên cớ và điều kiện không sinh ra kết quả, mặc dù nó xuất hiện cùng với nguyên nhân.

Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, tính phổ biến, tính tất yếu. Mối quan hệ nhân quả là khách quan, là cái vốn có của sự vật, không phụ thuộc ý thức của con người. Tính phổ biến thể hiện mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều có nguyên nhân nhất định gây ra. Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân. Tính tất yếu thể hiện: cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện giống nhau sẽ sinh ra kết quả như nhau.

Trong mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả, nguyên nhân là cái có trước, sinh ra kết quả; kết quả có sau và do nguyên nhân sinh ra. Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp về thời gian nào của các hiện tượng cũng đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả. Cái phân biệt giữa mối liên hệ nhân quả với sự nối tiếp nhau về thời gian là ở chỗ giữa nguyên nhân và kết quả có mối quan hệ sản sinh.

Trong hiện thực, mối liên hệ nhân quả biểu hiện phức tạp, bởi vì nó còn tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả. Nếu nhiều nguyên nhân cùng tồn tại và tác động cùng chiều trong một sự vật thì chúng sẽ gây ảnh hưởng cùng chiều đến sự hình thành kết quả, làm cho kết quả xuất hiện nhanh hơn. Ngược lại, nếu những nguyên nhân tác động đồng thời theo các hướng khác nhau, sẽ cản tác dụng của nhau, thậm chí triệt tiêu tác dụng của nhau. Điều đó sẽ ngăn cản sự xuất hiện của kết quả.

Nguyên nhân sinh ra kết quả song kết quả có thể tác động trở lại nguyên nhân đã sinh ra nó, nêu nguyên nhân đó chưa mất đi. Sự ảnh hưởng, tác động trở lại theo hai hướng; hoặc sẽ thúc đẩy sự hoạt động của các nguyên nhân (hướng tích cực), hoặc cản trở hoạt động của các nguyên nhân (hưởng tiêu cực).

Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa lẫn nhau. Nghĩa là một sự vật, hiện tượng nào đó, trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại. Trong chuỗi tác động biện chứng nhân – quả, kết quả do nguyên nhân sinh ra, đến lượt nó lại là nguyên nhân của một quá trình tiếp diễn, tạo những vòng khâu nhân – quả liên tục trong sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Tác động biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả đó tạo thành sự vận động, phát triển vô tận của thế giới vật chất.

Trong hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, người cán bộ chính trị muôn hiểu đúng, cải tạo có hiệu quả sự vật, hiện tượng phải quan tâm tới các nguyên nhân, thấy được vị trí, vai trò các nguyên nhân, tìm đúng nguyên nhân đã sinh ra nó; muốn xóa bỏ một sự vật, hiện tượng cần xóa bỏ nguyên nhân sinh ra nó. Trên cơ sở đó phải phân loại, nắm được chiều hướng tác động của các nguyên nhân để có biện pháp thích hợp cải tạo sự vật, hiện tượng. Đồng thời, cần khai thác, tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng.

icon-date
Xuất bản : 18/05/2021 - Cập nhật : 18/05/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads