logo

Phân tích tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (học sinh giỏi)

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia được rút từ tác phẩm có tên là Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba. Đây cũng là một trong 82 bài văn bia ở Văn Miếu Hà Nội. Dưới đây là một số bài viết về phân tích tác phẩm “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia học sinh giỏi” do Toploigiai biên soạn và tổng hợp, mời các bạn đọc và tham khảo nhé!


Mục lục nội dung

Mẫu số 1

Tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia của tác giả Thân Nhân Trung trích trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất nói về tầm quan trọng của hiền tài đối với sự phồn vinh của đất nước và ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ đối với thế hệ sau. Đoạn trích nêu bật lên nội dung hiền tài là nguyên khí của quốc gia vậy ta hiểu hiền tài là gì? Hiền tài là cốt lõi của một quốc gia hùng mạnh, là nguyên khí hình thành nên tâm hồn của một quốc gia, khi nguyên khí đó suy yếu thì quốc gia cũng khó tài nào mà hùng mạnh được. Từ đó, Thân Nhân Trung không chỉ đề cao vai trò của hiền tài mà còn nếu lên sự cần thiết bồi dưỡng một nhân tài, phải dốc hết sức và lực tạo cho người tài có một điều kiện tốt nhất để phát triển. Bởi một đất nước muốn phát triển vững mạnh, việc có những người tài giỏi là rất cần thiết. Song phải biết tôn vinh những đóng góp của họ,đãi ngộ hợp lí và bảo vệ những giá trị tốt đẹp mà họ mang lại cho đất nước. Phải có sự kêt hợp giữa hai yếu tốt đó thì nguyên khí của hiền tài mới dồi dào, lực lượng hiền tài mới ngày càng đông đảo. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân hiền tài phải có ý thức tự trau dồi, bồi dưỡng đạo đức cũng như trang bị hành trang kiến thức vững vàng góp phần vào sự phát triển phồn vinh của dân tộc. Bởi “Kẻ sĩ chốn trường ốc lều tranh, thân phận nhỏ mọn” khi được “đề cao rất mực” thì họ phải ý thức được việc làm thế nào “để tự trọng tấm thân mà ra sức báo đáp?” Qua đó, tác giả nêu lên tầm quan trọng của lớp người hiền tài đi trước được nêu danh trên tấm bia để bao thế hệ đời sau ghi nhớ công ơn cống hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước. Tác giả một phần ngỏ ý tán thành với việc dựng bia để tôn vinh các vị hiền tài vĩ đại của dân tộc, một phần muốn mượn tên tuổi của các hiền tài để chỉ bảo, ngăn chặn sự tha hóa của thực tại lớp người hiền tài trong xã hội. Việc dựng bia đá có ý nghĩa to lớn trong việc nhắc nhở hiền tài phải có một tấm lòng chính trực, một trách nhiệm cao cả đối với sự ổn định và phát triển phồn vinh của nước nhà.Với câu từ được lập luận chặt chẽ, phép điệp kết hợp giọng văn trang trọng, mạch lạc, rõ ràng, Thân Nhân Trung cho độc giả thấy được đào tạo hiền tài là một việc cấp thiết từ thời xây dựng đất nước đến nay và mãi sau này. Có đào tạo, có bồi dưỡng thì mới thu hút được nhiều nhân tài đêm đến sự nhảy vọt của nền kinh tế xã hội của đất nước.

phân tích tác phẩm “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”

Mẫu số 2

Thân Nhân Trung là vị quan trung trực và là một nhà giáo lỗi lạc của thời đại. Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là tác phẩm “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, tác phẩm đề cao sự phồn vinh của đất nước cần có sự đóng góp của hiền tài và ngược lại, đất nước phải tôn vinh, đề cao công sức lớn lao của hiền tài đem lại. Mở đầu tác phẩm tác giả cho chúng ta thấy sự quan trọng của hiền tài thể hiện qua lời văn tinh tế đầy khéo léo “Tôi dẫu nông cạn vùng về nhưng đâu dám từ chối, xin kính cẩn chắp tay cúi đầu mà rằng: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” Hiền tài là gì mà lại được Thân Nhân Trung đề cao đến vậy. Hiền tài là người có đạo đức, học rộng tài cao và là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự phát triển của một quốc gia, dân tộc. Nguyên khí là một sức mạnh tiềm ẩn trong mỗi con người hiền tài, nó ấp ủ nuôi dưỡng tạo nên giá trị quan trọng đối với mỗi quốc gia. Từ định nghĩa đó, tác giả khẳng định sự gắn bó mật thiết của hiền tài với nước nhà, việc đào tạo nhân tài là việc cấp thiết luôn được đề cao hàng đầu, vậy nên “ các đấng thành đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên”. Muốn có một đất nước phồn vinh, phải để thật để tâm đến việc bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài vì khi không trọng dụng nhân tài, đất nước khó mà tồn tại, xã hội khó dễ gì ổn định, vững mạnh. Ý thức rõ được vai trò của mình trong dòng chảy dồi dào của xã hội, các bậc hiền tài phải có ý thức trau dồi bản thân, cất giữ cho mình một kho tàng kiến thức vững vàng để sẵn sàng cống hiến cho tổ quốc. Bằng lời văn cô đọng, xúc tích, tác giả khẳng định sự cần thiết của hiền tài trong xã hội. Bên cạnh đó, để khích lệ, thu hút hiền tài, ngoài việc có sự đãi ngộ, bồi dưỡng hợp lí, Thân Nhân Trung còn đề cao tôn vinh những hiền tài bằng việc dùng bia đá ghi công những hiền tài giúp cho công danh của họ được hưởng tiếng thơm muôn đời. Ông không những khẳng định ý nghĩa của việc dùng bia đá bằng lối hành văn sáng tạo đầy khôn khéo: “Cũng không phải không có những kẻ vì nhận hối lộ mà hư hỏng, hoặc rơi vào hàng ngũ bọn gian ác, có lẽ vì lúc sống họ chưa được nhìn thấy tấm bia này” mà còn dựa vào phép liệt kê để gọi tên những lợi ích mà tấm bia mang lại, nó giúp răn đe, chỉ lối những con người đang lầm đường quay trở về với trách nhiệm cao cả của mình dành cho đất nước. Tác phẩm của Thân Nhân Trung như một hồi chuông thức tỉnh tấm lòng yêu nước trong hàng tỉ trái tim của mỗi con người, từng con người trong xã hội hãy cống hiến hết mình để trở thành những người tài, trở thành kim chỉ nam cho sự phát triển phồn vinh, thịnh vượng của dân tộc.

------------------------------

Trên đây là một số bài văn mẫu phân tích tác phẩm “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia học sinh giỏi”  do Toploigiai biên soạn. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ có thêm kiến thức tham khảo hữu ích cho quá trình học tập và đạt thành tích tốt trong kì thi sắp tới. Chúc các bạn học thật tốt!

icon-date
Xuất bản : 01/11/2022 - Cập nhật : 28/08/2023