logo

Nội dung chính bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia SGK Ngữ văn 10 trang 74 (KNTT)

Giới thiệu Nội dung chính bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia SGK Ngữ văn 10 trang 74 (KNTT) chi tiết nhất về bố cục, thể loại, biện pháp nghệ thuật, phương thức biểu đạt và câu hỏi trong SBT của bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.

Bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia SGK Ngữ văn 10 có nội dung chính như sau

Nội dung chính

“Hiền tài là nguyên khí của một quốc gia” ý nói nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp: người có tài sẽ góp phần xây dựng triển, ảnh hưởng đến sự tồn vong của một quốc gia. Tác giả khuyến khích kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua; Ngăn ngừa kẻ ác, người thiện lấy đó làm điều cố gắng, chỉ lối tương lai vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước.


1. Giới thiệu về tác giả 

Tiểu sử

- Thân Nhân Trung (1418 – 1499), tự Hậu Phủ.

- Quê: Yên Ninh, Yên Dũng, Bắc Giang.

- Ông là người học giỏi, được vua Lê Thánh Tông tin dùng và ban là Tao Đàn phó nguyên soái.

- Thân Nhân Trung đỗ tiến sĩ năm 1469. 

Sự nghiệp văn học

- Thiên Nam dư hạ tập 

- Thân chinh ký sự

- Văn bia Chiêu Lăng, viết về vua Lê Thánh Tông, đặt tại lăng vị vua này

- Văn bia tiến sĩ: Đại Bảo tam niên Nhâm Tuất khoa tiến sĩ đề danh ký (1484), Hồng Đức thập bát niên Đinh Mùi khoa tiến sĩ đề danh ký (1487).

- Thơ phú có vài chục bài trong:

+ Hồng Đức quốc âm thi tập, bình và họa lại thơ vua Lê Thánh Tông.

+ Quỳnh uyển cửu ca.

- Ngoài ra còn rất nhiều tác phẩm khác nhưng đã bị thất lạc trong quá trình lưu truyền và ghi chép

Nội dung chính bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia SGK Ngữ văn 10 trang 74 (KNTT)

2. Tìm hiểu khái quát về tác phẩm

Xuất xứ

- Năm 1484, Thân Nhân Trung vâng mệnh vua Lê Thánh Tông soạn Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba (Đại Bảo tam niên Nhâm Tuất khoa tiến sĩ đề danh kí) để khắc lên bia đặt trong văn miếu, khởi đầu cho việc dựng bia ghi danh tiến sĩ sẽ thành truyền thống về sau

- Văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia là một đoạn trích trong bài văn bia trên.

- Trước đoạn này, tác giả nêu chủ trương bồi dưỡng, trọng dụng hiền tài của các triều vua Lê. Sau đoạn này là danh sách 33 vị đỗ Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1442)

Văn bia

- Là loại văn khắc trên bia đá, gồm nhiều thể khác nhau, rất phổ biến thời trung đại, thường ghi chép những sự kiện quan trọng hoặc tên tuổi, sự nghiệp của những người có công đức lớn để lưu truyền hậu thế.

- Nhiều bài văn bia là những áng văn nghị luận độc đáo, giàu hình tượng, chứa đựng giá trị tư tưởng, nhân văn sâu sắc.

Phương thức biểu đạt: Tự sự

Tóm tắt: Hiền tài là nguyên khí của một quốc gia. Nếu nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, còn nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Đồng thời việc khắc bia ghi tên tiến sĩ có ý nghĩa to lớn. Đất nước có thể khuyến khích kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua. Đồng thời ngăn ngừa kẻ ác, người thiện lấy đó làm điều cố gắng, chỉ lối tương lai vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước.


3. Nội dung chính và bố cục tác phẩm 

Nội dung chính

“Hiền tài là nguyên khí của một quốc gia” ý nói nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp: người có tài sẽ góp phần xây dựng triển, ảnh hưởng đến sự tồn vong của một quốc gia. Tác giả khuyến khích kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua; Ngăn ngừa kẻ ác, người thiện lấy đó làm điều cố gắng, chỉ lối tương lai vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước.

Bố cục

- Phần 1: Từ đầu…làm đến mức cao nhất: nêu lên giá trị của hiền tài với đất nước.

- Phần 2: Phần còn lại; nêu lên ý nghĩa của việc khắc bia, khắc tên người hiền tài.


4. Giá trị nội dung và nghệ thuật 

Giá trị nội dung

- Văn bản chỉ ra và khẳng định sự quan trọng của nhân tài đối với đất nước ở nhiều khía cạnh

- Văn bản cho thấy sự đãi ngộ, ưu ái của đất nước đối với người hiền tài

- Ca ngợi các tấm gương người hiền tài đã tô điểm, giúp ích cho đất nước, đồng thời thể hiện niềm tiếc nuối đối với những người sa ngã, hư hỏng, mong mọi người hãy lấy đó làm bài học cho mình.

Giá trị nghệ thuật

- Giọng văn rõ ràng, mạch lạc, giàu sức thuyết phục

- Ngôn từ dễ hiểu, khúc chiết

- Bài viết được triển khai các ý logic, tương trợ lẫn nhau, tập trung vào nội dung chính của toàn bài văn


5. Câu hỏi trong SBT

Đọc lại văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 74 – 75) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Theo bạn, những thông tin nào về bối cảnh, điều kiện ra đời của văn bản được nêu trong SGK cần được đặc biệt chú ý? Tại sao bạn lại xác định như vậy?

Lời giải

- Năm 1484, Thân Nhân Trung vâng mệnh vua Lê Thánh Tông soạn Bài kí để danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba để khắc lên bia đặt ở Quốc Tử Giám.

- Truyền thống dựng bia ghi danh tiến sĩ được khởi đầu từ năm 1484 sau sự kiện này.

- Bài kí của Thân Nhân Trung được khắc trên bia ghi tên các tiến sĩ đỗ năm 1442 (niên hiệu Đại Bảo thứ ba), điều đó có nghĩa là bia được dựng sau kì thi năm 1442 đến 42 năm.

Những thông tin trên rất quan trọng vì nó chứng tỏ đất nước và triều Hậu Lê đang bước vào thời kì phát triển mới, mọi việc đang được xếp đặt lại theo quy củ. Cũng nhờ những thông tin này, người đọc hiểu được tư cách của tác giả là người truyền đạt “thánh ý” thể hiện tư tưởng về văn hoá - giáo dục do vị vua anh minh Lê Thánh Tông đề xướng.

Câu 2: Dựa vào văn bản, hãy liệt kê theo mức độ tăng tiến những việc làm chứng tỏ các “đấng thánh để minh vương” đã “quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng”.

Lời giải

Văn bản đã điểm lại những việc làm chứng tỏ các “đảng thánh để minh vương" anh là cùng mãn cho đã “quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng”:

- Tôn trọng danh tiếng của người thi đỗ (“yêu mến cho khoa danh").

- Phong chức tước và cấp bậc cho người thi đỗ (đề cao bằng tước trật”).

- Ghi tên người đỗ đạt nơi trang trọng, ban danh hiệu tiến sĩ, mở tiệc khoản đãi ("nêu tên ở tháp Nhạn, ban danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ).

- Dựng bia đá ghi tên người đỗ tiến sĩ ở nhà Thái học của Trường Quốc Tử Giám (“dựng đá đề danh đặt ở cửa Hiền Quan”).

Qua những gì đã liệt kê ở trên, có thể thấy sự đãi ngộ của triều đình đối với kẻ sĩ tăng tiến theo thời gian.

Câu 3: Tác giả đã nói như thế nào về tác dụng của việc dựng bia vinh danh những người đỗ đại khoa?

Lời giải

Tác dụng của việc dựng bia vinh danh những người đỗ đại khoa đã được tác giả nêu rất rõ:

- Khuyến khích kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua.

- Cảnh báo xu hướng thoái hoá trong lớp người đỗ đạt vốn được triều đình tin dùng (nhờ được ghi tên trên bia mà lòng thiện tràn đầy, ý xấu bị ngăn chặn).

- Góp phần làm chấn hưng đất nước (“củng cố mệnh mạch cho nhà nước”).

Câu 4: Khi soạn bài văn bia, tác giả Thân Nhân Trung nhằm đến đối tượng tiếp nhận chính nào? Hãy nêu những căn cứ mà bạn dựa vào đó để giải đáp vấn đề này.

Lời giải

Các đối tượng tiếp nhận chính mà tác giả Thân Nhân Trung nhắm đến khi soạn bài văn bia:

- Vua Lê Thánh Tông - người đã ban lệnh cho tác giả viết bài kí đề danh (văn bia).

- Những người đỗ đại khoa qua các kì thi, được ghi danh trên bia đá ở Quốc Tử Giám.

- Tất cả kẻ sĩ và những “ai xem bia? nghĩa là những người có mối quan tâm đến chủ trương phát triển văn hoá - giáo dục của triều đình, đến con đường phát triển của đất nước và nuôi hoài bão phò vua giúp nước.

Để xác định đối tượng chính được tác giả Thân Nhân Trung nghĩ đến đầu tiên, có thể dùng phép suy luận, nhưng suy luận đó phải có căn cứ trong văn bản. Khi bài kí để danh được viết theo uỷ thác thì trước hết tác giả phải nghĩ tới người uỷ thác (ở đây là vua Lê Thánh Tông). Chính câu đầu trong văn bản cho biết điều đó. Tiếp theo, một khi nội dung bài kí mang tính chất răn bảo, thì kẻ được răn bảo phải hiện diện trong đầu của người viết, đó là những người đỗ tiến sĩ qua các kì thi được nhà nước tổ chức định kì. Nhiều câu trong văn bản, nhất là những câu có hình thức nghi vấn đều thể hiện điều này. Câu cuối cùng của văn bản thì nói thẳng về đối tượng “xem bia” (“Ai xem bia nên hiểu ý sâu này”).

Câu 5: Liệt kê các từ ngữ chỉ vua chúa và nhận xét về quy ước xưng hô được thể hiện trong văn bản (Lưu ý: bản dịch đã dùng lại đúng các từ ngữ chỉ vua chúa trong nguyên tác).

Lời giải

Các từ ngữ chỉ vua chúa được sử dụng trong văn bản: "đắng thánh để minh vương" "thánh minh”, “thánh thần

Các từ ngữ được liệt kê ở trên không nằm trong lời đối thoại trực tiếp với vua mà là từ ngữ dùng để nói về vua với tư cách là đối tượng thứ ba. Tất cả đều toát lên sự tôn kính hết mức, xem vua chúa như đắng siêu phàm, luôn là người anh minh, thấu tỏ mọi điều. Rõ ràng, cách xưng hô này thể hiện uy quyền tuyệt đối của vua chúa trong xã hội phong kiến – một điều được mặc nhiên xem là chân lí, được củng cố bởi học thuyết Nho giáo và toàn bộ các thiết chế xã hội được xây dựng trên nền tảng học thuyết này.

Câu 6: Chỉ ra nét khác biệt về nghĩa giữa ba câu sau:

– Hiền tài là báu vật của quốc gia.

– Hiền tài là vốn quý của quốc gia. 

– Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.

Theo bạn, từng câu văn trên được dùng trong những ngữ cảnh nào thì phù hợp?

Lời giải

Ba câu đã nêu tuy có nội dung gần gũi nhưng vẫn toát lên những sắc thái nghĩa khác nhau:

- Câu “Hiền tài là báu vật của quốc gia” so sánh hiền tài với vật thể quý, gợi lên ứng xử cần có là phải nâng niu, gìn giữ, không thể để mất.

- Câu “Hiền tài là vốn quý của quốc gia” xác định hiền tài như một giá trị tinh thần đặc biệt của đất nước, cần trân trọng và biết cách khai thác, phát huy đúng hướng.

- Câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” thể hiện một nhận thức có tầm triết học, xem xét vấn đề hiền tài trong mối quan hệ với sự thịnh suy của vận nước, nhìn hiền tài như là yếu tố trung tâm trong cấu trúc xã hội, phải được quan tâm thường xuyên mỗi khi xây dựng các quyết sách của quốc gia.

icon-date
Xuất bản : 08/10/2022 - Cập nhật : 29/11/2022