logo

Phân tích nhân vật Tâm trong tác phẩm Cô hàng xén tác giả Thạch Lam

icon_facebook

Thạch Lam là một trong những cây bút văn xuôi lãng mạn xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Cùng tham khảo bài Phân tích nhân vật Tâm trong tác phẩm Cô hàng xén tác giả Thạch Lam để thấy được vẻ đẹp của nhân vật Tâm -  đại diện cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó.


Dàn ý Phân tích nhân vật Tâm trong tác phẩm Cô hàng xén tác giả Thạch Lam

Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả Thạch Lam, truyện ngắn “Cô hàng xén”
  • Cảm nhận chung về nhân vật Tâm

Thân bài:

  • Hoàn cảnh của nhân vật Tâm: 

+ Sinh ra trong gia đình nghèo khổ, đông con, Tâm là chị cả và cũng là trụ cột kinh tế của gia đình

+ Giỏ hàng đi chợ của Tâm: những thứ hàng nho nhỏ, khác nhau và xinh xắn: cuộn chỉ, bao kim, hộp bút, cúc áo, giấy lơ,...

  • Vẻ đẹp của nhân vật Tâm: Tâm là cô gái vừa đẹp người vừa đẹp nết.

+ Tâm là cô nàng xinh nhất chợ, điều này cô tự nhận thấy và các chàng trai cũng thường quanh chỗ cô: “Tâm biết mình xinh nhất chợ. Bọn con trai cứ hay quanh quẩn chỗ cô ngồi và buông lời chòng ghẹo. Nhưng cô không để ý: Tâm thấy vững vàng ở giá trị và lòng cao quý của mình”.

+ Tính cách, phẩm chất đáng quý của Tâm:

+ Cô là cô gái siêng năng, chăm chỉ, chịu thương chịu khó, dù có vất vả như thế nào cô cũng không oán trách hay chán nản: Đi chợ từ sáng đến tận tối mới về, khi cả nhà đi ngủ thì cô ngồi sắp lại hàng cho ngày mai… 

+ Cô là cô gái sống trách nhiệm, hiếu thảo, yêu thương bố mẹ và các em hết lòng: Cô luôn mua quà cho các em mỗi khi đi chợ về, bao nhiêu mệt mỏi đều tan đi khi cô thấy gia đình êm ấm của mình,...

+ Tâm còn là người con dâu hiếu thảo, đảm đang, vâng lời, yêu thương chồng con: Tâm gánh vác gia đình nhà chồng, không bao giờ than vãn gia cảnh nhà chồng mà luôn nỗ lực hết mình….

+ Tâm không bao giờ nghĩ cho mình, vẻ đẹp của tâm là vẻ đẹp tiêu biểu, đại diện cho người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó

  • Số phận bất hạnh của Tâm:

+ Trong độ tuổi đẹp nhất nhưng một mình tâm gánh vác cả gia đình, cô không thể làm đẹp cho bản thân vì cái khổ đeo bám.

+ Tâm chỉ biết ngưỡng mộ những cô gái trên tỉnh và Liên - cô bạn bán vải thường đi chợ với mình.

+ Sau khi lấy chồng, cuộc đời cô còn vất vả hơn khi vai cô gánh cả gia đình mình lẫn gia đình chồng… 

+ Vẻ đẹp thiếu nữ của cô đã nhường cho hình ảnh của người đàn bà tần tảo nuôi gia đình.

+ Cuộc đời Tâm cứ nối tiếp nghèo khổ, lo toan, cô chỉ biết nhớ lại quãng thời gian khi còn là thiếu nữ xinh đẹp 

>< hiện tại cuộc sống bộn bề, ngột ngạt ngày qua ngày.

=> Thái độ trân trọng, ngợi ca, cảm thông của tác giả dành cho Tâm nói riêng và người phụ nữ Việt Nam trong xã hội đương thời.

Kết bài: Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

 Phân tích nhân vật Tâm trong tác phẩm Cô hàng xén tác giả Thạch Lam

Bài mẫu Phân tích nhân vật Tâm trong tác phẩm Cô hàng xén tác giả Thạch Lam

Thạch Lam là một trong những cây bút văn xuôi lãng mạn xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn, ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Khác với các nhà văn cùng thời, ông dành sự ưu ái cho nhân vật trẻ em và người phụ nữ. Ngòi bút của ông viết về họ với sự trân trọng, nâng niu, phát hiện những vẻ đẹp tiềm ẩn đằng sau vẻ ngoài vất vả, nghèo khổ. Truyện ngắn “Cô hàng xén’ là một trong những dẫn chứng tiêu biểu thể hiện vẻ đẹp của nhân vật Tâm -  đại diện cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó.

Tâm sinh ra trong gia đình nghèo khó, thiếu thốn, đông em. Là người chị cả trong nhà, Tâm thấu hiểu nỗi khổ của bố mẹ và luôn cố gắng hết mình đỡ đần nuôi em ăn học. Giỏ hàng đi chợ của Tâm: những thứ hàng nho nhỏ, khác nhau và xinh xắn: cuộn chỉ, bao kim, hộp bút, cúc áo, giấy lơ,... chính là nguồn thu nhập chính của gia đình - bao nhiêu gánh nặng đè lên đôi vai cô. Thế nhưng trong hoàn cảnh thiếu thốn ấy, vẻ đẹp của Tâm vẫn sáng ngời, cô không chỉ là cô gái đẹp người mà còn đẹp nết. Ở tuổi thiếu nữ - độ tuổi xinh đẹp và trẻ trung nhất, cô được xem là xinh nhất chợ. Điều này cô tự nhận thức rõ qua thái độ của các chàng trai đối với cô: “Tâm biết mình xinh nhất chợ. Bọn con trai cứ hay quanh quẩn chỗ cô ngồi và buông lời chòng ghẹo. Nhưng cô không để ý: Tâm thấy vững vàng ở giá trị và lòng cao quý của mình”. Không chỉ đẹp người, Tâm còn là cô gái có tính cách và phẩm chất đáng quý. Cô là cô gái siêng năng, chăm chỉ, chịu thương chịu khó, dù có vất vả như thế nào cô cũng không oán trách hay chán nản: Đi chợ từ sáng đến tận tối mới về, khi cả nhà đi ngủ thì cô ngồi sắp lại hàng cho ngày mai… Cô biết cô là trụ cột gia đình nên không bao giờ cô sống cho bản thân, dẫu trời nắng mưa hay giá buốt, cô không dám bỏ một buổi chợ nào. 

Tâm là cô gái sống trách nhiệm, hiếu thảo, yêu thương bố mẹ và các em hết lòng: Cô luôn mua quà cho các em mỗi khi đi chợ về, bao nhiêu mệt mỏi đều tan đi khi cô thấy gia đình êm ấm của mình… Động lực để cô làm việc chính là nụ cười của các em và niềm vui của mẹ. Kể cả khi cô phải lòng anh giáo, cô cũng suy nghĩ, đắn đo không muốn rời xa mẹ và các em vì sợ gia đình khó khăn hơn khi không có mình. Trong ngày cưới cô về nhà chồng, cô lưu luyến, xót xa khi phải tạm biệt các em. Dẫu ở nhà chồng nhưng Tâm không quên trách nhiệm của mình đối với em, vẫn lén đưa tiền giúp đỡ phần nào gánh nặng của mẹ. Tâm còn là người con dâu hiếu thảo, đảm đang, vâng lời, yêu thương chồng con: Tâm gánh vác gia đình nhà chồng, không bao giờ than vãn gia cảnh nhà chồng mà luôn nỗ lực hết mình. Tâm chính là vẻ đẹp tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam, đảm đang, tháo vát, nghĩa tình, trách nhiệm.

Đẹp người đẹp nết là vậy nhưng Tâm lại có số phận bất hạnh, gian khổ. Trong độ tuổi đẹp nhất nhưng một mình tâm gánh vác cả gia đình, cô không thể làm đẹp cho bản thân vì cái nghèo đeo bám. Tâm chỉ biết ngưỡng mộ những cô gái trên tỉnh và Liên - cô bạn bán vải thường đi chợ với mình. Sau khi lấy chồng, cuộc đời cô còn vất vả hơn khi vai cô gánh cả gia đình mình lẫn gia đình chồng…Vẻ đẹp thiếu nữ của cô đã nhường cho hình ảnh của người đàn bà tần tảo. Tâm nuối tiếc những gì đã qua, nhớ lại khoảng thời gian được sống với em, với mẹ. Bây giờ trước mắt cô chỉ là những tháng ngày dài nối tiếp nhau đi chợ, nuôi con, gánh vác việc nhà. Hoàn cảnh của Tâm cũng là hoàn cảnh chung của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội đương thời.

Bằng cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, giọng văn nhẹ nhàng, kết cấu “truyện không có chuyện”, miêu tả nhân vật qua hành động và lời nói gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày,...tác giả đã tái hiện cuộc sống nghèo khổ, quẩn quanh của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Đồng thời nhà văn cũng bày tỏ thái độ trân trọng, ngợi ca, cảm thông dành cho Tâm nói riêng và người phụ nữ Việt Nam trong xã hội đương thời nói chung.

icon-date
Xuất bản : 19/05/2024 - Cập nhật : 19/05/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads