logo

Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng


Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng

        Kim Lân, vốn được biết đến là nhà văn của nông thôn và nông dân Việt Nam, với những câu chuyện giản dị mộc mạc, nhưng thấm đẫm bài học triết lí nhân sinh sâu sắc. Truyện ngắn “Làng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Kim Lân, nhà văn đã cho thấy ngòi bút tinh tế của mình khi đi sâu vào phân tích miêu tả thế giới nội tâm nhân vật ông Hai, qua đó thể hiện tình yêu nước sâu sắc của nhân vật này.

Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng | Văn mẫu 9 hay nhất

       Quê hương bao giờ cũng là mảnh tình nhớ thương là cội nguồn dưỡng dục của mỗi con người, do đó nên có lẽ chẳng ai trong chúng ta không dành cho quê hương một niềm tín ngưỡng thiêng liêng. Ông Hai trong tác phẩm không chỉ yêu mà còn giành sự trân trọng, tự hào nhất mực cho ngôi làng của mình. Khi phải di tản cư ông cứ nhắc đi nhắc lại với những người chung quanh cái không khí cách mạng của làng ông: "Cả giới phụ lão có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập một hai...". Khi phải đi tản cư, ông nhớ làng da diết, nỗi nhớ của một cái tôi mà đất đã hóa vào tâm hồn, thấm vào máu thịt, ông muốn được "cùng mọi người đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá...". Vì quá yêu, quá tự hào về cái làng của ông mà ông "nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân", "chết lặng đi tưởng như không thở được" khi nghe tin cả làng mình theo Việt gian ! Lúc đầu ông không thể tin, ông hỏi đi, hỏi lại "giọng ông như lạc hẳn": "Liệu có thật không hở bác. Khi có người quả quyết vì ra ở dưới ấy lên và nói chắc như đinh đóng cột ở làng ông "Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi".... Văng vẳng bên tai ông tiếng người đàn bà cho con bú: "Cha mẹ tiên sư chúng nó ! Đói khổ ăn cắp, ăn trộm bắt được người ta còn thương. Còn giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát”. Tất cả những lời đay nghiến và nguyền rủa của người đàn bà ấy như một nhát dao đâm thẳng vào lồng ngực ông Hai, ngôi làng nơi chôn rau cắt rốn, ngôi làng ông tự hào để luôn nức nở khoe khoang nay lẽ nào lại làm chuyện trời không dung đất không tha được như thế. Đó là sự giằng xé dữ dội trong nội tâm của một cái tôi yêu làng tha thiết, sâu nặng, nhưng lại vẫn vô cùng tỉnh táo để biết phải trái đúng sai, vẫn đặt tình yêu nước trên tình yêu làng: “làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Và “về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cách mạng”.

      Chỉ qua một vài chi tiết, Kim Lân cho người đọc nhận ra, lòng yêu nước mãnh liệt của ông Hai, giữa tình yêu làng và tình yêu nước, Ông Hai chọn theo lẽ phải, theo đức tin của chính mình, đó là một khi làng đã phản bội lại dân tộc thì không xứng đáng với sự tôn sùng, tin tưởng của mình nữa. Tin làng theo Tây, không chỉ là tin sét đánh ngang tai ông Hai, mà còn như gáo nước lạnh dội bỏ niềm tin và tình yêu của ông cho nơi ông đã tin tưởng bấy lâu nay, mà với ông Hai đó còn là nỗi nhục nhã, xấu hổ, ông cảm tưởng như mình là một người mắc tội tày đình, mặc dù ông không làm gì sai cả. Bao nhiêu uất nghẹn, căm hờn và sự trách móc dồn chứa trong tâm can người nông dân thiện lương chất phác ấy, để rồi đến khi biết được tin làng mình theo Tây là giả, ông mừng sướng hoan hỉ tất cả tấn nặng trong lòng như được tháo gỡ ông lại hân hoan đi thanh minh: “Láo ! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả " Ông cứ lặp đi lặp lại câu "láo hết, toàn là sai sự mục đích cả", ông Hai còn múa tay lên mà khoe tin ấy với mọi nguời. Niềm vui sướng tưởng như vỡ òa, như âm vang cả phần kết truyện, để một lần nữa người đọc cảm nhận được tấm lòng chân thật, chất phác hồn hậu của người nông dân trong kháng chiến, và đặc biệt là tình yêu nước mãnh liệt của họ.

       Trước đó, nhiều lần trong các tác phẩm, người viết chỉ coi người nông dân là phận dân đen con đỏ, thậm chí nhiều tác phẩm còn kệch cỡm, hạ thấp hình ảnh người nông dân, trong tác phẩm Làng, Kim Lân một lần nữa khẳng định mạnh mẽ chân thật tấm lòng yêu nước lớn lao của người nông dân cần lao lương thiện.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021