Hướng dẫn soạn bài Làng để cảm nhận được tình yêu làng, yêu quê hương đất nước và tinh thần kháng chiến của ông Hai, đại diện tiêu biểu cho người đân Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh chống giặc xâm lược
Câu 1. Tình huống truyện
- Nội dung tình huống truyện
Ông Hai có tình yêu và sự tự hào vô cùng lớn dành cho làng Chợ Dầu của ông. Do hoàn cảnh khốc liệt của cuộc chiến nên ông tuy không đành lòng nhưng cũng phải đồng ý về nơi tản cư mới. Khi hay tin ngôi làng này theo Tây phản cách mạngm ông Hai suy sụp hoàn toàn. Truyện tái hiện lại diễn biến tâm trạng của ông Hai lúc nghe tin làng theo Tây cho đến khi nhận được tin cải chính.
- Tình huống truyện
Tình huống truyện chứa nhiều nút thắt và cách cởi nút khá tinh tế.
- Tác dụng:
+ Truyện xây dựng tình huống với nhiều xung đột, kịch tính và gay cấn khiến cho người bất ngờ và bị hút theo mạch truyện và rồi hóa giải khá linh hoạt. Cũng nhờ tình huống truyện đó mà chiều sâu nội tâm của các nhân vật được thể hiện vô cùng cụ thể.
+ Làm bật nổi chủ đề của truyện ngắn.
Câu 2. Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai. Lý do ông Hai đau đớn khi thấy làng theo giặc
- Trong tâm trạng hân hoan và vui sướng khi nghĩ về làng, ông Hai ngay lập tức khựng lại khi nghe được tin người ta đồn rằng làng của ông theo giặc "Cổ ông nghẹn cứng hẳn lại … không thở được". Đây không phải là cú sốc nhẹ nhàng để có thể dễ dàng tiếp nhận trong phút chốc. Ông trở về nhà để tìm kiếm sự an toàn nhưng khi nhìn thấy con của mình thì ông lại thấy tủi thân. Con ông sẽ bị gọi là người làng Việt gian, chúng sẽ bị người đời căm ghét, phỉ nhổ và rồi nay mai tương lai của chúng sẽ thế nào
- Ông vẫn không tin điều đó là thật, kiểm điểm lại từng người một nhưng không thể tìm ra gương mặt khả nghi nào có thể bán nước cầu vinh thì hà cớ gì mà họ lại phản bội được. Nhưng không có lửa thì sao có khói. Những mâu thuẫn trong suy luận ấy khiến ông Hai trăn trở không yên.
- Khi vợ mình đề cập đến câu chuyện làng mình theo giặc, ông gắt lên như muốn gạt đi và không dám đối diện với sự thật.
- Ông chẳng dám đi đâu, đến đâu ông cũng cúi gằm mặt, bị mụ chủ nhà đuổi đi cũng chẳng nói được câu gì.
- Và trong cơn đau khổ, bế tắc ấy, ông chỉ biết tìm đến đứa con để có nơi an ủi. Sâu trong tâm thảm ông vẫn tin làng, tin cách mạng và tin Bác Hồ.
- Nghe được tin cải chính, nét mặt, cử chỉ của ông đều có sự thay đổi. Hành động nhai trầu, ngoại hình toát qua cặp mắt,…
- Gặp ai ông cũng khoe để đính chính và chia sẻ niềm vui
- Đáng ra theo lẽ thường thì bị đốt nhà sẽ phải buồn và tiếc nuối nhưng ông lại đi khoe như một chiến tích bởi ông biết đó chính là minh chứng cho sự trung thành của ông, của làng Chợ Dầu với cách mạng.
Câu 3. Cuộc trò chuyện với đứa con út? Quan hệ giữa tình yêu làng và yêu nước trong ông Hai
Trong hoàn cảnh đau khổ đó, ông Hai chỉ biết tâm sự cùng đứa con để vơi bớt đi nỗi đau.
- Ông hỏi những câu hỏi mà chính ông cũng đã rõ câu trả lời bởi vì ông Hai hỏi không nhằm mục đích truy xét thông tin mà ông muốn nhận được sự chia sẻ, sự đồng cảm để mình có thể tin tưởng và tiếp tục yêu quý ngôi làng của mình.
- Ông mong muốn cụ Hồ, cách mạng chứng dám bởi dù yêu làng nhưng một lòng ông vẫn hướng về đất nước, chưa bao giờ dám đơn sai. Câu cuối chính là lời thề sắt son nhất mà ông dành cho cách mạng, cho cụ Hồ. Đứng giữa sự lựa chọn đầy nghiệt ngã ấy, ông vẫn chọn trung thành với cách mạng, với cụ Hồ, với đất nước
Qua đó có thể thấy được tình yêu làng trong ông Hai không phải thứ tình yêu vị kỉ, chống đối lại tình yêu nước mà hai thứ tình cảm này đã hòa quyện vào nhau. Trong ông vừa có sự gắn bó với làng vừa có sự trung thành với đất nước, với nhân dân. Vì yêu làng nên mới yêu nước, tình yêu làng gắn bó máu thịt vứi tình yêu tổ quốc.
Câu 4. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả
- Tác giả rất am hiểu tâm lí của những người nông dân. Từng cung bậc cảm xúc được tái hiện khá đa dạng và chân thực
- Tâm lí nhân vật được thể hiện qua nhiều phương diện: ngoại hình, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động
- Những nút thắt tâm lí được tháo gỡ từ từ khiến cho mạch truyện vô cùng hấp dẫn.
- Gần gũi, mang tính khẩu ngữ => tác giả rất am hiểu
- Tinh tế
Kim lân – nhà văn tiêu biểu đã có những thành công từ giai đoạn trước Cách mạng tháng tám. Tác phẩm “Làng” là một trong những đoạn trích thể hiện tình yêu làng nước, tinh thần kháng chiến của nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
Câu 1. Truyện ngắn Làng đã xây dựng được một tình huống truyện bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tính huống nào?
Tình huống ông Hai tình cờ nghe được tin làng chợ Dầu trở thành Việt gian theo Pháp, phản lại cuộc kháng chiến và cụ Hồ. Việc tạo tình huống nhằm ca ngời tình yêu làng, yêu nước chân chính, giản dị, tạo nút thắt của câu chuyện, tạo tâm lí diễn biến gay gắt trong nhân vật.
Câu 2. Thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện.
Vì sao ông Hai lại thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc? Tâm trạng ấy của nhân vật đã được thể hiện như thế nào?
- Trước khi nghe tin xấu về làng ông Hai nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em, ông lại muốn về làng, cùng dân làng tham gia kháng chiến… Ở phòng thông tin, ông nghe được nhiều tin hay, những tin chiến thắng của quân ta. Điều đó luôn làm ông cảm thấy hạnh phúc. Tình yêu của ông với làng được thể hiện thông qua việc ông luôn quan tâm nghĩ đến làng, vui mừng, hãnh diện khi nghe tin chiến thắng của quân ta,… Tình yêu làng của ông thật giản dị và đáng trân trọng.
- Khi nghe tin làng theo giặc cổ ông nghẹn đến không thở được, bởi lẽ trong ông là niềm tin tuyệt đối vào làng, vào tinh thần chiến đấu của làng mình.Mọi hành động cử chỉ của ông đều cho thấy sự bất lực, tủi hờn. Ông cúi gằm mặt xuống mà đi. Về đến nhà ông nằm vật ra giường, tủi thân, nước mắt trào ra,… trằn trọc, không ngủ được .Ông bực bội, ông chửi người vì bản thân ông đang vô cùng căm tức, có lẽ chính ông không còn kiểm soát được cảm xúc của mình. Nói chuyện với vợ thì cáu gắt vô cớ, không dám ra khỏi nhà, lúc nào cũng trong trạng thái lo lắng, có tin gì cũng khiến ông thấp thỏm, đêm thì không ngủ được, chỉ biết thở dài. Đó là nỗi ám ảnh nặng nề, tình yêu nước bao trùm lên tình yêu làng Khi tin tức được cải chính thì hồ hởi, rạng rỡ vui vẻ hẳn lên, đi báo tin với tâm trạng vui sướng.
Câu 3. Em hãy đọc lại đoạn ông Hai trò chuyện với đứa con út. Vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế với đứa con nhỏ? Qua những lời trò chuyện ấy, em cảm nhận được điều gì về tấm lòng của ông Hai với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến?
Nỗi băn khoăn khi ông kiểm điểm từng người trụ tại làng, ông trằn trọc không ngủ được, trò chuyện với đứa con út. Trong ông có rất nhiều câu hỏi, rất nhiều đau xót không biết nói cùng ai. Nghe tin làng mình theo giặc, ông buồn vô cùng chỉ lủi thủi, đi lại quanh nhà. Trong lòng chứa đựng muôn vàn nỗi đau khổ và sự dày vò của một người hết mực yêu nước, hết mực tin theo cách mạng, luôn tin tưởng làng của ông. Liệu có ai hiểu cho ông, chắc có lẽ là không vì vậy ông chỉ còn cách tâm sự với đứa con thơ bé bỏng của mình.
Câu 4. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả.
Miêu tả tâm lý nhân vật một cách chân thực, tác giả để nhân vật tự bộc lộ tính cách qua các tình huống truyện. Kết hợp kể chuyện với miêu tả tâm lý nhân vật, diễn tả cụ thể, tinh tế tâm lý nhân vật. Ngôn ngữ nói của nhân vật gần gũi với người đọc, các tình huống bất ngờ, tạo kịch tính tạo nên mâu thuẫn tâm lý nhân vật,… Xây dựng tình huống không theo biến cố, sự kiện bên ngoài mà chú trọng các tình huống bên trong, miêu tả các diễn biến tâm lý xoay quanh cuộc sống nội tâm làm nổi rõ tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm. Diễn biến tâm lý và suy nghĩ của nhân vật được biểu thị qua các lời thoại của nhân vật để người đọc tự mình cảm nhận.
*) Tổng kết:
Tình yêu làng hòa quyện thống nhất với lòng yêu nước, tình cảm nồng hậu của người nông dân hiền lành, chất phác. Tinh thần đó thấm nhuần vào máu thịt con người Việt Nam suốt hàng nghìn năm lịch sử, nó luôn sôi sục và không bao giờ bị dập tắt.
Các bài viết liên quan bài Làng