1. Tiểu sử
2. Sự nghiệp sáng tác
Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt ở làng quê và cuộc sống của người nông dân. Việc sử dụng từ ngữ mộc mạc, trong sáng, hóm hỉnh, ít dùng những câu văn hoa mĩ, cầu kỳ Kim Lân đã viết về những làng quê Việt nam hết sức chân thực.
Các tác phẩm chính như: “Nên vợ nên chồng” (1995), “Con chó xấu xí” (1962) và “ Làng” là truyện ngắn thể hiện ra phong cách viết văn của Ông.
1. Xuất xứ:
Truyện ngắn “Làng” được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn Nghệ năm 1948. Văn bản truyện khi đưa vào sách giáo khoa có lược bỏ phần đầu.
2. Tóm tắt:
Ông Hai đột ngột nghe tin làng ông theo giặc. Từ lúc ấy, "cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân", mang nỗi ám ảnh nặng nề, thậm chí "cúi gằm mặt mà đi". Suốt mấy ngày, ông luôn chột dạ, đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc vì ông rất yêu làng, yêu nước. Khi được tin cải chính, ông vui sướng như người đã chết đi được sống lại.
3. Bố cục
- Phần 1 (Từ đầu đến “không nhúc nhích”: Cuộc sống của ông Hai ở nơi tản cư
- Phần 2 (Từ tiếp đến “ đôi phần”) : Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc
- Phần 3 (còn lại): Tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính
4. Giá trị nội dung
Tác phẩm đề cập tới tình yêu làng quê và lòng yêu nước cùng tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra được thể hiện một cách chân thực , sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai.
5. Đặc sắc nghệ thuật
Tác giả đã rất thành công trong việc tạo dựng tình huống thắt nút và cởi nút câu chuyện rất tự nhiên và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua hành động suy nghĩ và lời nói, từ đó tạo ra được một tác phẩm hoàn hảo.
6. Sơ đồ tư duy