logo

Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân

Bạn đang gặp khó khi làm bài văn Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân? Đừng lo! Hãy tham khảo những bài văn mẫu đã được tuyển chọn và biên soạn với nội dung ngắn gọn, chi tiết, hay nhất của Top lời giải dưới đây để nắm được cách làm cũng như bổ sung thêm vốn từ ngữ nhé. Chúc các bạn có một tài liệu bổ ích!


Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân - Bài mẫu 1

Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân (ngắn gọn, hay nhất)

     Có thế nói, linh hồn của truyện ngắn Làng là nhân vật ông Hai. Với nhân vật ông Hai, Kim Lân đã đưa vào văn học một bức chân dung sống động, đẹp, một vẻ đẹp riêng về người nông dân Việt Nam những ngày đầu kháng chiến, những con người bình thường mà những gì tốt đẹp của họ - lòng yêu làng, yêu nước được khơi dậy và hoàn thiện để ngày càng đẹp đẽ. Bằng sự hiểu biết sâu sắc về người nông dân là cuộc sống nông thôn, với tấm lòng trân trọng yêu mến họ, Kim Lân đã có những tác phẩm độc đáo và đặc sắc về nông thôn và người nông dân (trong đó không thể không kể đến Làng). Điều này đã giúp ông trở thành một trong những nhà văn viết không nhiều nhưng được yêu mến rất nhiều ở nước ta.


Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân - Bài mẫu 2

     Thông qua tình yêu nước của ông Hai, nhà văn Kim Lân trong truyện ngắn Làng đã khái quát được tình yêu nước, ý thức gắn bó với cách mạng, với cụ Hồ của những người nông dân trong xã hội xưa. Qua tác phẩm ta không chỉ thấy được tài năng miêu tả tài tình của Kim Lân trong phác họa diễn biến tâm lí, xây dựng cao trào của câu chuyện mà còn thấy được vẻ đẹp đáng quý của người dân Việt Nam: yêu quê hương, đất nước, tự hào trước truyền thống đấu tranh của dân tộc, một lòng tin tưởng, trung thành với cách mạng dẫu bị đặt vào những tình huống ngặt nghèo, thử thách nhất.


Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân - Bài mẫu 3

     Trong số rất nhiều những nhân vật nông dân khác, người đọc khó có thể quên một ông Hai yêu làng quê, yêu đất nước, thuỷ chung với kháng chiến, với sự nghiệp chung của dân tộc. Một ông Hai thích khoe làng, một ông Hai sốt sắng nghe tin tức chính trị, một ông Hai tủi nhục, đau đớn khi nghe tin làng mình theo giặc, một ông Hai vui mừng như trẻ thơ khi biết tin làng mình không theo giặc,... Ai đó đã một lần thấy nhà văn Kim Lân, nghe ông nói chuyện còn thú vị hơn nữa: hình như ta gặp ông đâu đó trong Làng rồi thì phải!


Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân - Bài mẫu 4

     Ông Hai là nhân vật trung tâm của truyện ngắn Làng, đây cũng là nhân vật đại diện cho hàng triệu con người Việt Nam yêu nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xưa. Nhà văn Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống mang tính thử thách: Làng chợ Dầu theo giặc, qua hành động và quyết tâm của ông Hai, ta thấy được vẻ đẹp đáng trân trọng của những người nông dân ấy, tình yêu làng được đặt trong tình yêu đất nước, dẫu có yêu làng đến đâu nhưng nếu làng theo giặc thì phải thù. Tình yêu nước, tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng của ông Hai cũng chính là cơ sở để nhà văn Kim Lân khẳng định sức mạnh của cách mạng Việt Nam được làm nên bởi tinh thần đoàn kết, niềm tin và sự trung thành của con người Việt Nam với Đảng, với Bác Hồ.


Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân - Bài mẫu 5

Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân (ngắn gọn, hay nhất) (ảnh 2)

     Xây dựng thành công diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai là thành công lớn nhất của truyện ngắn “Làng”. Điều đó đã thể hiện được tài năng của nhà văn Kim Lân trong việc khám phá chiều sâu tâm lí nhân vật. Và hơn hết, điều đó đã xây dựng trong lòng độc giả một chân dung sống động, chân thực về một tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha cảm động của người nông dân Việt Nam chất phác, thật thà.


Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân - Bài mẫu 6

     Qua truyện ngắn “Làng”, nhà văn Kim Lân đã khắc họa đầy sống động, chân thực về hình tượng người nông dân yêu làng, yêu nước. Tình yêu làng của nhân vật ông Hai có sự hòa quyện thống nhất với tình yêu nước, đặc biệt thông qua hình tượng ông Hai, nhà văn Kim Lân đã tái hiện chân thực nếp cảm, nếp nghĩ trong những người nông dân mộc mạc, chất phác xưa. Truyện ngắn giúp chúng ta có thêm những cảm nhận sâu sắc về hình ảnh những người dân kháng chiến trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp xưa.


Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân - Bài mẫu 7

     Bằng sự am hiểu sâu sắc về đời sống tinh thần của những người nông dân cùng với tài năng nghệ thuật xuất sắc, nhà văn Kim Lân trong truyện ngắn Làng đã xây dựng thành công tình huống truyện mang tính thử thách, qua đó tình cảm của người nông dân với đất nước, với cách mạng được bộc lộ rõ nét hơn bao giờ hết. Thông qua việc xây dựng nhân vật ông Hai, tác giả Kim Lân đã miêu tả chân thực sự chuyển biến trong tình cảm của người nông dân, đồng thời truyện ngắn cũng giúp chúng ta hình dung được một thời kì cách mạng sôi nổi của quân dân ta, trong đó toàn thể dân tộc đều nhất trí, đồng lòng đoàn kết, đi theo sự dẫn dắt, lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ.


Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân - Bài mẫu 8

     Xây dựng thành công diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai là thành công lớn nhất của truyện ngắn Làng. Điều đó đã thể hiện được tài năng cùa nhà văn Kim Lân trong việc khám phá chiều sâu tâm lí nhân vật. Và hơn hết, điểu đó đã xây dựng trong lòng độc giả một chân dung sống động, chân thực về một tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha cảm động của người nông dân Việt Nam chất phác, thật thà.


Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân - Bài mẫu 9

     Tình yêu làng, yêu nước, hòa quyện trong tâm hồn người nông dân mộc mạc, chất phác thật đẹp biết bao. Làng của Kim Lân là một khúc ca về tình yêu quê hương đất nước mà những người lao động nghèo là những thanh âm trong trẻo, réo rắt nhất, để lại bao dư âm lắng đọng trong lòng độc giả.

---/---

Như vậy Top lời giải đã trình bày xong một số bài văn mẫu Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện cùng tác phẩm. Chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021