logo

Phân tích khổ 1 bài “Xuân về” của Chế Lan Viên

Phân tích khổ 1 bài “Xuân về” của Chế Lan Viên. Chế Lan Viên sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Quảng Trị, nơi ươm mầm tài năng người thi sĩ. Ông đã cống hiến cho nền văn học nước nhà nhiều tác phẩm đắt giá với ngòi bút trữ tình sâu lắng. Nổi bật là tác phẩm “Xuân về” chất chứa một mùa Xuân rạo rực yêu thương, căng tràn sức sống được khắc họa rõ nét trong khổ một bài thơ. 


Dàn ý phân tích khổ 1 bài “Xuân về” của Chế Lan Viên

a, Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

- Sơ lược về  nội dung, giá trị khổ 1 bài thơ.

b, Thân bài: Bức tranh mùa xuân hiện lên căng tràn sức sống với nhiều cung bậc cảm xúc trữ tình, sâu lắng.

- Mùa Xuân là mùa của tuổi trẻ với tiếng pháo rộng vang, cây cối đâm chồi, muôn loài sinh sôi nảy nở. 

- Mùa Xuân với hương sắc và âm thanh đầy sống động: bướm lượn, cỏ vang ca, chim đua nhau hái nắng.

- Giá trị nôi dung và giá trị nghệ thuật của khổ thơ.

c, Kết bài: Ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm.


Bài văn phân tích khổ 1 bài “Xuân về” của Chế Lan Viên

Phân tích khổ 1 bài Xuân về của Chế Lan Viên

      Chế Lan Viên là một ngôi sao sáng trên bầu trời thơ ca Việt Nam với ca từ giàu chất thi vị và phong cách đa dạng, độc đáo. “Xuân về” là một trong những tác phẩm nổi bật cho phong cách thơ Chế Lan Viên. Tác phẩm là tâm hồn của thời đại với nỗi trăn trở, thổn thức, một nỗi buồn man mác trước vấn đề thời đại dựa trên hình ảnh mùa xuân yêu thương.

      Mùa xuân đó được khắc họa rõ nét ngay từ khổ 1 của tác phẩm với khung bậc cảm xúc êm dịu, sâu lắng:

Pháo đã nổ đưa xuân về vang động
Vườn đầy hoa ríu rít tiếng chim trong
Cỏ non biếc, giãi mình chờ nắng rụng
Bên lau già, theo gió uốn lưng cong

Đôi bướm lượn, cánh vương làn sương mỏng
Chập chờn bay đem phấn điểm muôn hoa
Cất tiếng hát ngây thơ trên cỏ rộng
Đàn chim khuyên đua nhặt ánh dương sa

Một bức tranh chất chứa mùa Xuân của tuổi trẻ, nơi cây cối đâm chồi nảy lộc, muốn loài sinh sôi nảy nở. Với cái tôi trữ tình nhạy cảm, tinh tế, Chế Lan Viên khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên, đất trời mỗi độ Xuân sang. “Pháo đã nổ đưa xuân về vang động” phải chăng xuân nghe được tiếng pháo gọi về? Tiếng vang ở đây không chỉ là tiếng pháo mà còn là âm vang sâu thẳm của một mùa Xuân rạo rực, âm thanh đó ngân vang, đập rộn ràng trong từng trái tim của những con người yêu và mong ngóng Xuân. Không chỉ con người mà vạn vật, cây cối cũng mang âm hưởng của mùa Xuân tươi đẹp đó, trăm hoa trong vườn đua nở đung đưa, ríu rít theo bản giao hưởng trong veo của những chú chim. Cỏ non xanh biếc chuyển mình, vươn lên đón những tia nắng ấm áp xua tan đi cái se lạnh của sương Đông. Dặng lau già uốn cong lưng đung đưa theo cô gió Xuân nhẹ nhàng, êm ái. Tác giả khéo léo sử dụng các từ ngữ nhân hóa “”Gãi mình, uống lưng” khiến cho bức tranh mùa Xuân không chỉ trong văn thơ mà hiện lên rõ nét trước mắt người đọc một cách tươi vui, sống động.

      Mùa xuân trong cảm nhận của chế Lan viên đầy sức sống của hương sắc và âm thanh với hình ảnh “Đôi bướm lượn, cánh vương làn sương mỏng; Chập trờn bay, đem phấn điểm muôn hoa; Cất tiếng hát ngây thơ trên cỏ rộng; Đàn chim khuyên đua nhặt ánh dương sa”. Tại sao không phải là một mà phải là “đôi bướm lượn”? Chắc hẳn tác giả muốn ngỏ ý rằng, mùa Xuân đến là mùa của đôi lứa, mùa của sự sinh sôi, nảy nở, vạn vật được ban tặng một đặc ân, đặc ân đó chính là khởi nguồn cho sự phát triển bền vững, dồi dào sức sống đúng như những điều mà ta thường nghĩ khi nhắc đến mùa Xuân yêu thương. Cánh bướm vươn làn sương mỏng hay chính là vương những giọt sương Đông lạnh giá còn đọng lại. Giọt sương đó chất chứa những mệt nhoài, ảm đảm của mùa Đông, để rồi những tia nắng Xuân ấm áp hong khô, chữa lành đi sự u buồn đó, nhờ những cánh bướm đem phấn, gửi gắm sự ấm áp đến muôn hoa, thay tấm áo mới rực rỡ cho những bông hoa muôn sắc màu. Làn gió xuân ấm áp kéo về lung lay nhừng nhành cây cỏ, Chế Lan viên cảm nhận chuyển động của cỏ không đơn giản là hoạt động thông thường mà chính là chúng đang vui sướng, đung đưa cùng cậu Gió hát lên khúc ca mùa Xuân. Sánh đôi cũng ngọn cỏ, những chú chim khuyên chấm dứt kì ngủ Đông cũng đua nhau ra khỏi tổ “nhặt” những ánh dương sa. “Ánh dương sa” ở đây dễ dàng hiểu được là ánh mặt trời chói lóa. Ánh sáng đó còn là biểu tượng cho sự ấm áp, nét đẹp rực rỡ, tỏa sáng bởi những tia nắng mặt trời. Ánh dương mà Chế Lan viên muốn lột tả chính là ánh sáng báo hiệu cho sức sống mãnh liệt của vạn vật, con người, là sự khởi đầu cho một hành trình mới tươi sáng, rực rỡ như ánh dương sa. 

      Có thể thấy rằng, một mùa Xuân vui tươi, tuyệt diệu như được sống mãi trong thơ Chế Lan Viên khiến thơ ông trở nên hân hoan, hào sảng hơn bao giờ hết. Chính vì vậy mà hình ảnh Xuân trong thơ của ông trở thành dòng chảy mãnh liệt cho tâm hồn thơ ca của các thi sĩ cùng thời. Dòng chảy đậm đà, thiết tha mà rạo rực nỗi băn khoăn, trăn trở trong Vội Vàng (Xuân Diệu) hay một nỗi buồn tưởng chừng không thể quên nay bỗng trở nên nôn nao, căng tràn niềm yêu đời, yêu cuộc sống khi gặp cảnh chiều Xuân buôn trong Chiều Xuân (Huy Cận). 

      Khổ một bài thơ “Xuân về” của Chế Lan Viên là những vần thơ giàu giá trị thẩm mỹ về một mùa Xuân mới trở lại với tất cả sự vui tươi, háo hức được thi sĩ đón nhận bằng cả tấm lòng. Tại đây, tác giả dường như đã tìm thấy niềm vui lớn nhất của cuộc đời, đó là được đắm chìm vào thiên nhiên, cây cỏ, được hòa chung một cuộc đời với mùa Xuân của đất nước, dân tộc. 

>>> Tham khảo: Phân tích bài thơ "Chiều xuân" (ngắn gọn)

----------------------------

Trên đây là mẫu bài văn phân tích khổ 1 bài “Xuân về” của chế Lan Viên được Toploigiai biên soạn và tổng hợp, rất mong sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các bạn. Chúc các bạn học tập thật tốt!

icon-date
Xuất bản : 27/12/2022 - Cập nhật : 28/08/2023