Đề bài: Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Tự tình – bài 1” của Hồ Xuân Hương.
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom, (1)
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ, (2)
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom! (3)
(Tự tình – bài 1, Hồ Xuân Hương, NXB Thanh niên, tr.19)
* Chú thích:
- Bài thơ “Tự tình” (Bài 1) nằm trong chùm thơ “Tự tình” ba bài của Hồ Xuân Hương.
(1) Bom: Phía sau một con thuyền, nơi người dân chài thường nuôi gà (nhốt trong lồng gà).
(2) Có bản ghi: rền rĩ
(3) Già tom: rất già, già hẳn. Cách nói này thể hiện một thái độ “bướng bỉnh”, một bản lĩnh cứng cỏi trước ngang trái cuộc đời.
Bài làm
- Khái quát tác giả, tác phẩm:
+ Hồ Xuân Hương là người phóng túng, tài hoa, sắc sảo nhưng tình duyên lận đận, éo le; bà là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữBà được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”
+ Bài thơ “Tự tình” (bài 1) nằm trong chùm thơ “Tự tình” gồm 3 bài.
- Đề tài, chủ đề, nhân vật trữ tình:
+ Đề tài: Người phụ nữ trong xã hội xưa
+ Chủ đề: Tâm trạng cô đơn, lẻ loi, buồn sầu trước không gian tĩnh mịch, vắng vẻ; Nỗi oán hận, u uất vì chuyện tình duyên lỡ làng, không trọn vẹn; Thách thức trước bi kịch, khao khát hạnh phúc lứa đôi.
+ Nhân vật trữ tình: người phụ nữ (cũng chính là nhà thơ).
- Bố cục: 4 phần: Đề - Thực – Luận – Kết.
- Phân tích, đánh giá nội dung:
+ Hai câu đề: Thời gian là đêm khuya; không gian mênh mông, tĩnh vắng; âm thanh “tiếng gà văng vẳng” (nghệ thuật: lấy động tả tĩnh) => Làm nổi bật tâm trạng buồn, cô đơn “oán hận” của nhân vật trữ tình.
+ Hai câu thực: Hình ảnh “mõ thảm”, “chuông sầu”: đối nhau, hô ứng cực tả nỗi đau khổ, sầu tủi của nhà thơ; Câu hỏi tư từ =>giọng thơ thảm thiết, xoáy sâu vào lòng người như một tiếng thở dài tự thương mình.
+ Hai câu luận: Nghệ thuật đối: “trước nghe”, “sau giận”…. => vừa than thân trách phận, vừa buồn tủi về con đường tình duyên không trọn vẹn.
+ Hai câu kết: Vừa nghi vấn, vừa cảm thán => Sự thách đố với số phận, thể hiện một bản lĩnh cứng cỏi trước ngang trái cuộc đời => Nềm khát khao hạnh phúc cháy bỏng.
=> Bài thơ là nỗi buồn, côn đơn, phẫn uất trước duyên phận éo le; nhưng cũng là niềm khao khát hạnh phúc của người phụ nữ.
- Phân tích, đánh giá nghệ thuật:
+ Thể thơ: thất ngôn bát cú, bố cục 4 phần, thơ Nôm =>khắc họa chân thưc, rõ nét tâm trạng của nhân vật trữ tình; đồng thời mang đến sự mới mẻ cho thể thơ cổ, vừa khiến bài thơ gần gũi, quen thuộc với người Việt.
+ Ngôn ngữ: giản dị, tự nhiên, mộc mạc; dùng nhiều từ thuần Việt nhưng rất đặc sắc.
+ Hình ảnh: giàu sức gợi (mõ thảm, chuông sầu…) để diễn tả các cung bậc cảm xúc của người phụ nữ khi nghĩ đến thân phận của mình.
+ Gieo vần: “om” rất độc đáo, hiểm hóc => giọng điệu buồn, phẫn uất.
+ Nghệ thuật: tả cảnh ngụ tình góp phần bộc lộ tâm trạng của nhà thơ.
+ Sử dụng hiệu quả các biệp pháp nghệ thuật: đối, câu hỏi tu từ…