Đề bài: Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá về nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Ngôn chí – bài 10 (Nguyễn Trãi)
Ngôn chí – bài 10
(Nguyễn Trãi)
Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy.
Có thân chớ phải lợi danh vây.
Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,
Ngày vắng xem hoa bợ (1) cây.
Cây rợp chồi cành chim kết tổ,
Ao quang mấu ấu (2) cá nên bầy.
Ít nhiều tiêu sái (3) lòng ngoài thế,
Năng một ông này đẹp thú này.
(Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976)
Chú thích:
(1) Bợ cây: chăm nom, săn sóc cây
(2) Mấu ấu: mầm cây củ ấu.
(4) Tiêu sái: thảnh thơi, thoát tục.
(5) Năng: có thể, hay.
Bài làm
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Nguyễn Trãi, người anh hùng – người nghệ sĩ, nhà thơ lớn của dân tộc, để lại những sáng tác văn chương giá trị, đồng thời nói lên con người, nhân cách của ông.
- Tác phẩm: Là bài thơ chữ Nôm, thuộc phần Vô đề của tập thơ Quốc âm thi tập. Là tập thơ thể hiện sự thành công, giá trị về mặt nội dung, nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Trãi.
* Về nội dung:
Bài thơ là một bức tranh nơi thôn dã quen thuộc, yên bình và tình yêu thiên nhiên, gắn bó với cuộc sống điền viên của nhà thơ. Qua đó, người đọc thấy được bức chân dung tinh thần của Nguyễn Trãi:
+ Lòng người trong sạch như lòng thầy chùa chân tu, không vướng bận danh lợi.
+ Mở rộng tâm hồn giao hòa cùng cảnh vật thôn quê: uống rượu ngắm trăng, hoa; chăm cây cảnh; ngắm chim làm tổ trên cây, cá bơi từng đàn dưới nước …
* Đặc sắc về nghệ thuật:
- Thể thơ: bài thơ chữ Nôm, làm theo thể thơ Thất ngôn bát cú, xen lẫn sáu chữ: có sự phá cách.
- Hình ảnh thơ giản dị, quen thuộc với cảnh điền viên, thôn quê
- Nghệ thuật đối ở hai câu thực; hai câu luận: Thể hiện rõ hơn chân dung con người Nguyễn Trãi; đồng thời thể hiện tài năng của nhà thơ
* Đánh giá:
- Bài thơ ngắn gọn, hàm xúc, thể hiện được con người, nhân cách Nguyễn Trãi, đồng thời khẳng định được tài năng của nhà thơ.
- Là một trong những bài thơ Nôm đánh dấu cho sự phát triển thơ Nôm của dân tộc.