logo

Phân tích đánh giá nội dung nghệ thuật của truyện “Lúa và cỏ”

Tổng hợp các bài văn Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của truyện “Lúa và cỏ” hay nhất do Toploigiai biên soạn dành cho các bạn học sinh tham khảo.


Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của truyện “Lúa và cỏ” - Mẫu số 1:

Lúa và cỏ là một câu chuyện nhỏ thú vị về sự tích tại sao cỏ thường mọc gần lúa và lý do người ta thường nhổ cỏ vứt đi. Theo như truyện, cỏ và lúa chính là hai anh em nhưng lại có tính tình trái ngược nhau. Lúa là một người chăm chỉ, còn cỏ lại lười biếng và ham chơi. Cỏ hay sang ăn bám nhà anh, vậy nên bị người ta ghét vì cái tính lười làm. Sau này, khi chúng mọc cạnh nhau, người ta thường nhổ cỏ đi để lúa phát triển hơn. Câu chuyện vô cùng độc đáo khi sử dụng những đặc điểm thật của các sự vật ngoài đời. Vậy nên, khi đọc độc giả thường thấy rất quen thuộc, dễ liên tưởng và hình dung hơn. Đây cũng giải thích hiện tượng ngày nay, khi trồng lúa, con người phải nhổ cỏ vứt đi để cho lúa phát triển và đơm bông được tốt. Trong truyện ngắn Lúa và cỏ, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, biến hai sự vật trong thực tế và cây lúa và cây cỏ trở nên sinh động như con người. Chúng có tính cách của riêng mình, trở nên sống động và sở hữu một cuộc sống riêng biệt. Nhờ sự kết hợp hài hòa giữa ngôn từ và nghệ thuật, nhân vật trong truyện trở nên chân thực hơn. Tóm lại, nội dung và nghệ thuật của bộ truyện kết hợp vô cùng tốt, bổ sung và hoàn thiện để tạo nên một câu chuyện vô cùng dễ hiểu.

Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của truyện “Lúa và cỏ”

Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của truyện “Lúa và cỏ” - Mẫu số 2:

Những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống dần được con người đưa nhiều vào trong những câu chuyện để dễ dàng truyền tải hơn là những bài học lý thuyết nhàm chán. Lúa và cỏ chính là một tác phẩm thành công khi kết hợp cả hai hai yếu tố nội dung và nghệ thuật đó, đem đến cho mọi người một câu chuyện dễ chịu giải thích về việc tại sao con người lại ghét cỏ mọc cạnh lúa. Theo như câu chuyện, cỏ và lúa vốn là hai anh em cùng mẹ. Tuy nhiên, tính tình của hai đứa lại trái ngược nhau hoàn toàn. Lúa chăm chỉ làm lụng, vậy nên có thể đơm bông no tròn, được con người yêu quý. Còn cỏ lại chơi bời lêu lổng, lười biếng nên thân hình cứ gầy nhom. Không chỉ vậy, nó còn học được cái tính ăn bám, cứ đến nhà lúa, rau,... ăn trực ở đó. Vậy nên cứ nơi nào cỏ mọc, mùa màng lại không được tốt, vậy nên con người không ưa nó. Một hoàn cảnh dẫn đến câu chuyện vô cùng dễ thương, thú vị. Không dài dòng và quá nhiều thoại, chính nghệ thuật tối giản này đã truyền đạt hết những ý chính và quan trọng, khiến người đọc không lan man. Quan trọng nhất, những độc giả đọc truyền đa phần đều là trẻ em, vậy nên việc xây dựng nội dung truyện như này là vô cùng hợp lý. Truyện Lúa và cỏ cũng sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hoá hai nhân vật, những từ ngữ gợi hình, phép liệt kê so sánh để làm tương phản tính cách hai nhân vật. Vậy nên, mặc dù không được miêu tả chi tiết, nhưng cả lúa và cỏ đều thể hiện được tính cách đặc trưng của mình, khiến cho người đọc ấn tượng. Tóm lại, tác giả đã làm rất tốt khi kết hợp hoàn hảo cả hai yếu tố nội dung và nghệ thuật để làm câu chuyện thêm phong phú.

------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cùng các bạn Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của truyện “Lúa và cỏ” hay nhất. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bỗ ích cho quá trình học tập, chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 12/11/2022 - Cập nhật : 15/08/2023