logo

Phân tích Đại cáo bình Ngô học sinh giỏi

Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi là là một bản hùng ca, một “tuyên ngôn độc lập” của người Việt Nam ngày xưa. Như một bài trường ca hùng tráng, Đại cáo bình Ngô khẳng định được chủ quyền của dân tộc, cũng mở ra một thời đại mới của dân tộc. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm này, mời các bạn tham khảo dàn ý và bài văn Phân tích Đại cáo bình Ngô học sinh giỏi dưới đây nhé.


1. Dàn ý Phân tích Đại cáo bình Ngô học sinh giỏi

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm

Thân bài: 

- Nội dung chính của tác phẩm

- Phân tích nội dung tư tưởng mà tác giả muốn thể hiện: 

+ Tư tưởng nhân nghĩa tiến bộ

+ Khẳng định lịch sử, chủ quyền của dân tộc

- Phân tích cảnh tượng đất nước lầm than, qua đó thể hiện tội ác của kẻ thù, tấm lòng của tác giả.

- Những cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta được thể hiện như thế nào?

- Sau chiến thắng, tác giả tuyên bố quyền độc lập của dân tộc, mở ra trang sử mới.

- Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

Kết bài: Tình cảm mà tac giả đã thể hiện, ý nghĩa tác phẩm trong nền văn học Việt Nam.


2. Phân tích Đại cáo bình Ngô học sinh giỏi

Vào năm 1428, khi đất nước vừa dành chiến thắng trước kẻ địch hùng mạnh, Nguyễn Trãi đã thay chủ tướng là Lê Lợi viết bài hịch để tổng kết cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi là là một bản hùng ca, một “tuyên ngôn độc lập” của người Việt Nam ngày xưa. Như một bài trường ca hùng tráng, Đại cáo bình Ngô khẳng định được chủ quyền của dân tộc, cũng mở ra một thời đại mới của dân tộc.

Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, ông nung nấu trong mình ước mơ ra trận giết giặc. Trong tâm trí thiếu niên trẻ tuổi, ông đã sớm đồng cảm với hoàn cảnh người dân cực khổ, cũng thấm thía nỗi hận mất nước và căm thù bọn ngoại xâm. Ông theo Lê Lợi tham gia vào nhiều cuộc chiến sinh tử, góp phần đem lại chiến thắng cho dân ta. Sau cuộc chiến lẫy lừng ấy, Nguyễn Trãi được Lê Lợi tin tưởng giao cho nhiệm vụ tổng kết cuộc kháng chiến. Bình Ngô đại cáo được ra đời, là dòng lịch sử chi tiết các cuộc kháng chiến, cũng là niềm tin của mọi người vào một thời đại thái bình thịnh thế.

Phân tích Đại cáo bình Ngô học sinh giỏi hay nhất

- Tư tưởng nhân nghĩa tiến bộ

Tiến bộ hơn hẳn những bậc hiền triết thời xưa, Nguyễn Trãi đã nêu ra định nghĩa về tư tưởng nhân nghĩa sâu sắc. Đó là: “ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Những bậc thánh nhân thời đại đó thường quan niệm về việc ái quốc, trung quân. Nhưng Nguyễn Trãi đã có lòng hướng tới nhân dân, nghĩ cho dân trước. Ông lấy việc yên dân, trừ bạo làm cái gốc, chăm lo cho cuộc sống của nhân dân. Sự bền lâu và thái bình của một đất nước phải dựa vào sự yên ấm của nhân dân.

- Khẳng định lịch sử, chủ quyền của dân tộc

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.”

Ngay sau đó, Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền của đất nước một cách rất hùng hồn. Ông đã khẳng định lãnh thổ đất nước có từ lâu đời, cũng đưa ra những “chưng cứ” về phong tục, văn hóa hai nơi. Đó là những thứ tượng trưng cho một đất nước, vậy nên không thể xóa bỏ, như việc ngàn năm đô hộ, phương Bắc vẫn không thể đồng hóa được dân ta. Ông đưa ra lời khẳng định về một nền độc lập riêng, ngang hàng với phương Bắc chứ không hề kém cạnh. Qua đây, ong cũng lên án mạnh mẽ hành động xâm lăng phi nghĩa.

- Phân tích cảnh tượng đất nước lầm than, qua đó thể hiện tội ác của kẻ thù, tấm lòng của tác giả.

Tác giả đã thấy được hoàn cảnh của nhân dân từ lâu, vậy nên luôn giữ mối hận với những kẻ xâm lược. Nỗi khốn khổ của người dân cũng được ông thể hiện rõ ràng:

“ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”

“ Nặng thuế khoá sạch không đầm núi”

“ Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ

Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng…”

Đó là biết bao đau khổ mà dân ta phải chịu suốt hàng trăm năm Bắc Thuộc, nghi tới lại khiến lòng người lạnh lẽo. Con dân đất Việt bị bọn đô hộ hành hạ, giày xéo, khiến gia đình ly tan, cuộc sống yên bình bị phá hủy. Thậm chí, thiên nhiên cũng bị chúng làm cho kiệt quệ. Ông lên án mạnh mẽ tội ác của bọn chúng, đến nỗi nước Đông Hải không rửa sạch mùi hôi tanh. Ông trút giận cho mình, cũng nói lên những oán than bao đời nhân dân phải chịu.

- Những cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta được thể hiện như thế nào?

Nguyễn Trãi quan điểm: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/Lấy chí nhân để thay cường bạo”. Đây là một chủ nghĩa nhân đạo được tác giả thể hiện, không lấy cái ác để đối cái ác. Cũng chính lòng chính nghĩa ấy giúp Lê Lợi giương cao ngọn cờ, được nhân dân ủng hộ lấy được thắng lợi. Những trận thắng như Bồ Đằng, Trà Lân, Ninh Kiều, Tốt Động, ... lần lượt được tác giả liệt kê. Đây đều là những trận đánh góp phần làm nên thắng lợi sau này. Bọn giặc cũng được Nguyễn Trãi mỉa mai thành “nhãi con”, “nhút nhát”,... đều là những kẻ tham sống sợ chết, quen hưởng vinh hoa không làm lụng. Quá trình này cũng được liệt kê rất chi tiết, mang lại tính tham khảo cao.

- Sau chiến thắng, tác giả tuyên bố quyền độc lập của dân tộc, mở ra trang sử mới.

Sau chiến thắng, Nguyễn Trãi một lần nữa khẳng định nền độc lập được xây dựng lại một lần nữa. Từ đây, trang sử mới mở ra, cũng mở ra cuộc sống mới hạnh phúc hơn cho muôn dân. Đó cũng là ước mơ và khát khao của tác giả về một đất nước thái bình, cuộc sống nhân dân êm ấm.

Đại cáo Bình Ngô là một tác phẩm có giá trị lịch sử to lớn, còn mang theo những nét nghệ thuật văn học độc đáo. Nền tảng xuất phát của Nguyễn Trãi là lòng yêu nước, ông cũng có những cái nhìn vô cùng tiến bộ so với những người cùng thời kỳ. Từ đây, tác phẩm sẽ được lưu truyền qua nhiều thế hệ, như một chứng nhân lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

---/---

Như vậy, Top lời giải đã vừa cung cấp những dàn ý cơ bản cũng như một số bài văn mẫu hay Phân tích Đại cáo bình Ngô học sinh giỏi để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn !

icon-date
Xuất bản : 30/10/2022 - Cập nhật : 01/11/2022