logo

Cảm nhận Chữ bầu lên nhà thơ học sinh giỏi

Bài thơ Chữ bầu lên nhà thơ có vai trò quan trọng trong nền văn học Việt Nam. Đây cũng là tác phẩm thể hiện được sự tài năng và sự trải nghiệm của Lê Đạt. Cùng Toploigiai tham khảo dàn ý và bài văn Cảm nhận Chữ bầu lên nhà thơ học sinh giỏi dưới đây để hiểu rõ hơn về nội dung và ý nghĩa của tác phầm này nhé.


1. Dàn ý Cảm nhận Chữ bầu lên nhà thơ học sinh giỏi

Mở bài: Khái quát về tác giả, tác phẩm

Thân bài:

- Tóm tắt nội dung chính của tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ

- Quan điểm về một tác giả chân chính của tác giả được thể hiện trong tác phẩm như thế nào: Ý tại ngôn toại, cảm hứng, cái gọi là trời phú,...

- Nêu suy nghĩ của bản thân về ý kiến chủ đạo của bài, có đồng ý với quan điểm của Lê Đạt hay không?

- Giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật làm nên thành công của bài thơ.

Kết bài: Sự đóng góp của bài thơ vào nền văn học Việt Nam và là tài liệu tham khảo quý báu cho các nhà thơ trẻ sau này.


2. Cảm nhận Chữ bầu lên nhà thơ học sinh giỏi

Phương tiện thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của con người trong cuộc sống là tiếng nói, nhưng trong văn học lại là con chữ. Câu từ là con đường truyền đạt dễ dàng nhất, bởi chữ biết nói, sẽ nói ra được những gì chúng ta không thể, hoặc không dám. Vậy nên, những nhà thơ, nhà văn tài ba thường có khả năng "điều khiển" những con chữ, biến nó thành một môn nghệ thuật. Để biết được tầm quan trọng của nó, tác giả Lê Đạt đã viết ra bài “Chữ bầu lên nhà thơ”.

- Tóm tắt nội dung chính của tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ

Lê Đạt (1929-2008) là một nhà thơ tài năng, luôn muốn đi tìm tòi, cách tân những con chữ và tự nhận là một “phu chữ”. Ông sống và cuộc sống ấy cũng gắn liền với những vần thơ, con chữ. Với ông, thơ không đơn thuần chỉ là những câu từ vô nghĩa, nó đã trở nên có thần, trở thành một loại tôn giáo và cơ duyên của con người. Ý nghĩa về chữ và tầm quan trọng của nó được Lê Đạt thể hiện hoàn thiện trong bài Chữ bầu lên nhà thơ.

Cảm nhận Chữ bầu lên nhà thơ học sinh giỏi hay nhất

- Quan điểm về một tác giả chân chính của tác giả được thể hiện trong tác phẩm như thế nào: Ý tại ngôn toại, cảm hứng, cái gọi là trời phú,...

Thế nào là một nhà thơ? Chắc hẳn đây là một câu hỏi vô cùng khó khăn và tối nghĩa. Có thể bạn định nghĩa những người viết ra thơ thì sẽ trở thành một nhà thơ. Tuy nhiên không phải vậy. Bằng những lập luận và lý luận của mình, ông đã viết: “ Nhà thơ không coi rẻ chữ như những vật vô tri vô giác, những công cụ quẳng đi khi đã hết tác dụng mà tôn trọng chữ như những sinh vật có hồn, lắng nghe tiếng nói của chữ và trò chuyện với chữ như những nhà ngoại cảm lắng nghe và trò chuyện với thế giới bên kia.” Đây có thể được coi là một yêu cầu nghiêm khắc, tuy nhiên cũng vô cùng hợp lý. Những con chữ là những vật có hồn, chúng cũng có linh cảm và chứa đựng tình cảm của con người. Lê Đạt có cái nhìn nhận được coi là kỹ tính, nghiêm khắc về việc nhận định một bài “thơ” và một “nhà thơ”.

Lê Đạt cũng cho rằng. : “Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tư vị của nó, mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu, bài thơ”. Một bài thơ được sáng tác không đơn giản hướng tới cái lợi ích trước mắt hay vật chất, đó là những linh cảm và trải nghiệm của một nhà thơ. Ông không đồng ý việc một người có khả năng “trời phú” là một nhà thơ. Bởi ông quan niệm, thứ được phú đó sẽ không bền lâu, mà những thứ bản thân con người đi tìm tòi, học hỏi thì mới thực sự trường tồn. Bất cứ việc nào cũng vậy, để làm được tốt bắt buộc phải có sự cố gắng hơn những người bình thường. Thậm chí, phải coi con chữ như một linh hồn đang thực sự sinh sống, phải nói chuyện, làm bạn và thấu hiểu được nó. 

- Nêu suy nghĩ của bản thân về ý kiến chủ đạo của bài, có đồng ý với quan điểm của Lê Đạt hay không?

Có thể nói rằng những quan điểm của ông như một người “thầy” ngiêm khắc nhưng lại vô cùng đúng đắn. Chính nhờ vậy, những bài thơ không còn sự “thưogn mại hóa” hay chạy cho kịp bản thảo nữa. Làm thơ cần có cái tâm, mà một nhà thơ cần có cả cái tầm. Việc coi trọng con chữ cũng vô cùng quan trọng trong việc sáng tạo nên một bài thơ. Đúng như Lê Đạt khẳng định, chữ bầu lên nhà thơ, càng thấu hiểu được ý nghĩa con chữ, một nhà thơ càng thành công.

- Giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật làm nên thành công của bài thơ.

Bằng cách sử dụng nhiều từ ngữ giàu hình ảnh và màu sắc, những lý luận sắc bén của Lê Đạt nhưng lại khiến người đọc cảm thấy vô cùng mềm mại. Nó mang tính thuyết phục cao, cũng mang những điểm đặc sắc riêng của tác giả. Không những vậy, nó có ý nghĩa tham khảo nhất định trong quá trình lịch sử của văn học hiện đại, giai đoạn đang bị “thương mại hóa” rất nhiều.

Bài thơ có vai trò quan trọng trong nền văn học Việt Nam, cũng thể hiện được sự tài năng và sự trải nghiệm của Lê Đạt. Bài thơ là một “bài văn mẫu” cho người đọc, cũng là một sợi dây kết nối người đọc với văn chương và con chữ.

---/---

Thông qua dàn ý và bài văn mẫu Cảm nhận Chữ bầu lên nhà thơ học sinh giỏi tiêu biểu được Top lời giải tuyển chọn từ những bài viết xuất sắc của các bạn học sinh mong rằng các em sẽ có khoảng thời gian vui vẻ và hữu ích khi học môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 30/10/2022 - Cập nhật : 01/11/2022