logo

Phân tích bài Xa ngắm thác núi Lư lớp 8 Cánh diều

Xa ngắm thác núi Lư là một bài thơ hay, miêu tả cảnh thiên nhiên hùng vĩ, bao la. Qua đó cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên và tính cách của tác giả Lý Bạch. Dưới đây là bài văn mẫu Phân tích bài Xa ngắm thác núi Lư lớp 8 Cánh diều. Mời thầy cô và các bạn cùng tham khảo. 


Dàn ý Phân tích bài Xa ngắm thác núi Lư lớp 8 Cánh diều

Mở bài: 

Giới thiệu về tác giả Lý Bạch (701-762)

Giới thiệu khái quát về bài Xa ngắm thác núi Lư.

+ Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật

+ Hoàn cảnh ra đời.

+ Nội dung của bài.

Thân bài:

Chia bài thành 2 phần

Phần 1: câu thơ đầu tiên là khung cảnh đỉnh núi Hương Lô.

+ Nhật chiếu: ánh nắng chiếu vào núi Hương Lô

Tác giả quan sát từ xa, để có thể ngắm bao quát và toàn thể cảnh vật nơi đây.

+ Động từ “ sinh “: mọi vật như được sinh sôi, nảy nở dưới ánh mặt trời. 

+ Hình ảnh khói bay.

Câu thơ đầu tiên gợi cho ta thấy cảnh vật huyền ảo nơi núi Hương Lô.

Phần 2: ba câu thơ còn lại.

- Cảnh thác núi Lư

+ Động từ “ quải” đã biến cảnh vật từ trạng thái động sang trạng thái tĩnh.

+ Động từ: Phi và lưu

+ Cụm từ “tam thiên xích” 

Nghệ thuật so sánh: Thác nước với Dải Ngân Hà. 

Kết bài: 

Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài.

Phân tích bài Xa ngắm thác núi Lư lớp 8 Cánh diều

>>> Tham khảo: Soạn bài: Xa ngắm thác núi Lư (ngắn nhất)


Phân tích bài Xa ngắm thác núi Lư lớp 8 Cánh diều

      Lí Bạch là một trong những nhà thơ theo nghĩa lãng mạn, nổi tiếng nhất thời Thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung. Suốt cuộc đời của mình ông được tán dương là một thiên tài về thơ ca và là người đã mở ra giai đoạn hưng thịnh cho thơ Đường. Ông đã viết cả ngàn bài thơ bất hủ. Vào thời đại của ông, thơ của ông đã xuất hiện các bản dịch tại phương Tây, chủ đề của ông nhấn mạnh tán dương mối quan hệ bạn bè, sự thần bí của thiên nhiên, tâm trạng tĩnh mịch và thú vui uống rượu rất đặc trưng của ông. Hình ảnh trong thơ của ông thường kì vĩ, lãng mạn, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện. 

      Xa ngắm thác núi Lư là bài thơ tiêu biểu viết về đề tài thiên nhiên của Lí Bạch.  Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, bốn câu thơ mỗi câu thơ có bảy chữ. Bài thơ đã miêu tả một cách sinh động vẻ đẹp khi nhìn từ xa của núi Hương Lô và hình ảnh thác núi Lư, qua đó đã thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả và cũng bộc lộ tính cách mạnh mẽ của tác giả. 

      Phiên âm:

Nhật chiếu Hương lô sinh tử yên

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

Phi lưu trục há tam thiên xích

Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên

 

      Dịch thơ: 

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay

Xa trông dòng thác trước sông này

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước

Tưởng dài Ngân hà tuột khỏi mây

      Trước hết, câu thơ mở đầu của bài thơ đã vẽ lên khung cảnh thiên nhiên núi Hương Lô.

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên

      Ngay từ nhan đề của bài thơ đã cho chúng ta biết địa điểm mà tác giả ngắm cảnh không phải là ở gần mà là ngắm từ xa. Khi ngắm từ xa tác giả có thể bao quát được trọn vẹn khung cảnh, ngắm nhìn cảnh thiên nhiên núi Hương Lô từ trên mà xuống. Nắng chiếu xuống núi Hương Lô như hòa mình vào núi, dưới ánh nắng ấy làn hơi nước phản quang cùng ánh nắng, đã tạo lên những làn khỏi tía bay lên trên trời cao. Khung cảnh thật đẹp và huyền ảo làm sao. Khói bay luôn làm cho người ta có cảm giác mọi thứ trở nên ảo diệu hơn, từng làn khói bay lên bao vây khắp đỉnh núi. Động từ “ sinh” đã khiến cho người đọc cảm thấy chính ánh nắng mặt trời kia làm cho mọi thứ sinh sôi, nảy nở, phát triển hơn. Dưới ngòi bút của Lý Bạch khung cảnh nơi núi Hương Lô trở nên thật đẹp và huyền ảo. 

Phân tích bài Xa ngắm thác núi Lư lớp 8 Cánh diều

      Nếu như ba câu thơ đầu tiên miêu tả vẻ đẹp của ngon núi Hương Lô thì ba câu thơ cuối tác giả tập trung miêu tả vẻ đẹp của thác núi Lư. 

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

Phi lưu trục há tam thiên xích

Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên

      Tác giả đã ngắm cảnh thác núi Lư từ xa để cảm nhận vẻ đẹp và bao quát được toàn diện thiên nhiên cảnh vật nơi đây. Động từ “ quải” đã biến cảnh vật từ trạng thái động sang trạng thái tĩnh, nếu như khi quan sát từ xa tác giả thấy đỉnh núi Hương Lô là hình ảnh nắng chiếu, khói bay, dưới chân có thác nước chảy, mọi cảnh vật như được sinh sôi nảy nở. Với hai động từ “phi”, “lưu” cảnh vật đang từ trạng thái tĩnh lại chuyển sang trạng thái động. Thác nước được miêu tả một cách trực tiếp nhưng qua đó ta lại thấy được thế núi cao và sườn dốc đứng. Người đọc có thể hình dung ra cảnh vật có núi cao hiểm trở và thác nước chênh vênh chảy thẳng xuống. Tác giả diễn tả thật khéo léo và tài giỏi khi chỉ với hai câu thơ đã khắc họa cho người đọc cả một bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng, hùng vĩ. 

      Cụm từ “ tam thiên xích” có nghãi là ba nghìn thước. Một con số ước lệ của tác giả để diễn tả hình ảnh nước từ thác bay thẳng xuống dưới. Làm tăng thêm độ nhanh, sức chảy của thác nước. Người đọc có thể cảm nhận được độ cao và độ dốc của thác nước bởi chỉ khi thác rất cao và dốc thẳng đứng thì dòng chảy mới nhanh như vậy được. Với động từ mạnh “bay thẳng” đã khẳng định được vẻ đẹp kì vĩ, lớn lao, hùng vĩ và có phần hiểm trở của thiên nhiên nơi đây.

      Câu thơ cuối, đã diễn tả thiên nhiên thác núi Lư một cách hùng vĩ và mãnh liệt. Tác giả đã so sánh và phóng đại thác núi Lư với Dải Ngân Hà, càng làm thêm cho cảnh vật thiên nhiên trở nên hùng vĩ hơn. Cách so sánh và đầy mới lạ đã làm cho người đọc cảm thấy tò mò hơn về thác núi Lư. Câu thơ cuối được coi là điểm nhấn của cả bài thơ vì nó đã thể hiện cái cái hồn và thần thái xuyên suốt bài thơ. 

      Tác giả đã sử dụng các hình ảnh rất tráng lệ, huyền ảo để miêu tả thiên nhiên thác núi Lư. Bằng việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh và phóng đại tác giả đã khắc họa lên bức tranh thiên nhiên thác núi Lư hùng vĩ, huyền ảo. Qua đó cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả và tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả. 

------------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã mang đến cho các bạn Phân tích bài Xa ngắm thác núi Lư lớp 8 Cánh diều. Hi vọng bài viết này giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Mời các bạn tham khảo bài tiếp theo. 

icon-date
Xuất bản : 13/02/2023 - Cập nhật : 18/02/2023