logo

Phân tích chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Tết quê bà

icon_facebook

Đề bài: Viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Tết quê bà  (Đoàn Văn Cừ)


Dàn ý phân tích chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Tết quê bà

Mở bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận: tác giả Đoàn Văn Cừ, bài thơ Tết quê  bà  và vấn đề nghị luận (chủ đề, đặc sắc nghệ thuật của bài thơ).

Thân bài

Triển khai vấn đề nghị luận:

- Chủ đề: Bài thơ Tết quê bà  cho ta cảm nhận về ngôi nhà giản dị, quen thuộc của bà nơi làng quê yên bình và cảnh ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Từ đó, nhà thơ thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó với con người, cảnh vật, ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Đồng thời nhắc khẽ người đọc phải biết trân trọng, giữ gìn những vẻ đẹp bình dị ấy, đặc biệt là nét đẹp văn hoá ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

phân tích chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Tết quê bà

- Chủ đề ấy được thể hiện qua nội dung của bài thơ:

    + Hình ảnh ngôi nhà của bà hiện lên thật nhỏ bé, đơn sơ: “một túp nhà tre”, “một hàng cau trước hè”, “một mảnh vườn”, “giậu nứa” 

-> Hình ảnh người bà tần tảo, chịu thương, chịu khó. Từ đó thể hiện tình cảm yêu thương, trân trọng pha lẫn chút xót xa của đứa cháu trước hoàn cảnh sống của bà. 

+ Cảnh Tết đến xuân về: hoa cải nở vàng, gạo nếp, bánh chưng, quần đào, áo đỏ, tranh gà lợn, cơm tám, dưa hành, thịt mỡ đông.

-> Rực rỡ sắc màu; không khí  ấm áp, yên bình.

      + Những hoạt động: gói bánh chưng, nướng than hồng, ăn cơm tám, dưa hành, thịt mỡ đông.

-> Phong tục, tập quán của người Việt. Đó là nét đẹp văn hoá cổ truyền của dân tộc có từ ngàn đời nay mà nhà thơ muốn nhắc nhở mọi người hãy trân trọng, giữ gìn.

- Đặc sắc nghệ thuật: 

      + Thể thơ bảy chữ, cách ngắt nhịp và gieo vần tự do thể hiện cảm xúc của nhà thơ một cách tự nhiên, trôi chảy. 

    + Hình ảnh thơ giản dị, gần gũi, giàu sức gợi. 

    + Biện pháp tu từ liệt kê: “ngôi nhà, mảnh vườn, bờ giậu, gạo nếp, bánh chưng, quần đào, áo đỏ, tranh gà lợn, cơm tám, dưa hành,... làm cho sự vật, sự việc hiện lên phong phú và đa dạng.

 + Kết hợp các phương thức biểu đạt kể, tả, biểu cảm làm cho nội dung vừa cụ thể vừa lắng sâu. 

Kết bài

Kết thúc vấn đề nghị luận: Đánh giá chung về chủ đề, đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ; liên hệ, rút ra bài học/thông điệp có ý nghĩa với bản thân.

icon-date
Xuất bản : 12/12/2024 - Cập nhật : 12/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads