logo

Phân tích chủ đề hình thức nghệ thuật của bài thơ Mẹ là tất cả

icon_facebook

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ:

Như cỏ xanh ngóng đợi mùa xuân tới
Mỗi bình minh vẫy gọi tiếng chim ca
Tâm hồn con đón nhận biển bao la
Là biển mẹ chan hoà tình thương mến

Mẹ là gió, tự nghìn xưa gió đến
Ru lòng con qua từng bến long đong
Mẹ là trăng, soi sáng những dòng sông
Trôi êm ả, tuổi thơ bên gối mẹ Mẹ là nắng, từng giọt rơi…rất nhẹ
Rất mong manh, nắng vẽ đủ muôn hình
Nắng nồng nàn, sưởi ấm những bình minh
Cho vạn vật an lành muôn sức sống

Mẹ là Phật đưa con qua khổ hải
Bao nắng mưa dầu dãi một đời mê
Bước chân xa dẫu lạc lối quay về
Xin nương tựa trong tình thương của Mẹ

(Mẹ là tất cả, Hoa Nghiêm, nguồn: thohay.vn)

Hướng dẫn làm bài

* Mở bài:

- Giới thiệu bài thơ; chủ đề, nghệ thuật của bài thơ 

- Nêu khái quát tình cảm, cảm xúc của người viết với chủ đề, nghệ thuật của bài thơ.

* Thân bài: 

Có thể phân tích nội dung lồng ghép với nghệ thuật hoặc tách thành các luận điểm riêng. Chẳng hạn:

- Về chủ đề của bài thơ: Bài thơ thể hiện tình yêu thương bao la, vô bờ bến của người mẹ dành cho con. Qua đó, thể hiện lòng biết ơn, trân trọng của người con dành cho người mẹ của mình. Nhưng tình cảm thiêng liêng đó được thể hiện sâu sắc qua những khổ thơ với những từ ngữ, hình ảnh rất đỗi giản dị, đời thường.

+ Khổ 1: Mở đầu bài thơ, tác giả thể hiện vai trò, ý nghĩa của tình mẹ đối với mỗi người: Tình thương mến của người mẹ như biển bao la luôn đong đầy, ấm áp để người con được mở rộng tâm hồn mình đón nhận. Người con luôn cảm thấy cần được tình mẹ ấy che chở giống như cỏ xanh ngóng đợi mùa xuân tới, đánh thức tiếng chim ca mỗi khi bình minh đến. Tình mẹ tựa như gió xuân ấm áp, sự tươi sáng của bình minh, mang sức sống đến cho muôn loài.

+ Trong các khổ thơ tiếp theo, công lao của mẹ đối với người con thật to lớn, là người luôn có mặt trong những buồn vui của cuộc đời con: Mẹ là gió, là trăng, là nắng, là Phật. Với mỗi hình ảnh khác nhau, người me lại đóng những vai trò khác nhau trong cuộc đời người con:

+ Mẹ là gió, cơn gió nhẹ êm ái gắn liền với hành trình của người con trong cuộc đời, từ lúc ru con ngủ đến khi cùng con vượt qua những long đong, những thách thức của cuộc đời, cơn gió nhẹ làm dịu mát tâm hồn con.

+ Mẹ là trăng, gợi một tuổi thơ êm đềm khi có mẹ kề bên, những đêm trăng soi sáng dòng sông, được kê đầu lên gối mẹ, khung cảnh thật yên ả, thanh bình đến giường nào.

+ Mẹ là nắng, nhân vật trữ tình hình dung ra giọt nắng với muôn hình vạn trạng: nắng mong manh, nắng nồng nàn. Nhưng điều đặc biệt là trong cảm nhận của nhân vật trữ tình dù là ở trạng thái nào thì những giọt nắng này đều mang ý nghĩa sưởi ấm như lòng mẹ luôn sưởi ấm cõi lòng con, mang lại cho vạn vật an lành muôn sức sống, trong đó, có người con bé nhỏ này.

+ Cuối bài thơ, nhân vật trữ tình ví mẹ với một hình ảnh rất đỗi to lớn, thiêng liêng: Mẹ là Phật. Nhân vật trữ tình một lần nữa nhấn mạnh vai trò to lớn của mẹ trong cuộc đời mình: Dẫu ở ngoài kia có bao nhiêu khó khăn, thử thách thì người con vẫn luôn vững vàng vì có mẹ là điểm tựa, mẹ đồng hành cùng con đi qua bao năng mưa dãi dầu của cuộc đời; dẫu ta có lạc lối, có sai lầm thì vẫn thật may mắn và hạnh phúc khi ta có nơi để trở về và nương tựa trong tình thương của Mẹ.

=> Chỉ với những lời thơ thật giản dị, chân thành, nhân vật trữ tình đã khắc hoạ chân dung người mẹ với “biển tình bao la” không thể đong đếm nổi. Qua đó, thể hiện lòng trân trọng, biết ơn của người con đối với người mẹ của mình.

- Chủ đề của bài thơ được thể hiện qua một số nét về hình thức nghệ thuật đặc sắc:

+ Thể thơ tám chữ hiện đại.

+ Lời thơ bình dị, chân thành; hình ảnh thơ quen thuộc, gần gũi: cỏ xanh ngóng đợi mùa xuân tới, bình minh vẫy gọi tiếng chim ca, biển bao la, gió, trăng, những dòng sông, nắng,…Tình cảm của mẹ bao la mà rất đỗi giản dị, đời thường.

+ Sử dụng thành công các biện pháp tu từ: So sánh; điệp cấu trúc: Mẹ là…tình mẹ hiện lên với các sắc màu khác nhau; thể hiện vai trò, công lao to lớn của người mẹ trong cuộc đời.

+ Tính triết lí đan lồng trong những suy tư tạo độ lắng sâu trong tâm tưởng người đọc.
(Liên hệ với một số bài thơ về mẹ mà em đã học hoặc đã đọc)

* Kết bài: 

Khẳng định lại chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ. Liên hệ bản thân.
 

icon-date
Xuất bản : 10/12/2024 - Cập nhật : 10/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads