logo

Phân tích bài thơ Nhị Hồ Xuân Diệu

“Nhị Hồ” là một bài thơ êm dịu với ca từ ngân nga giống như lời của một bài hát. Cùng Toploigiai Phân tích bài thơ Nhị Hồ Xuân Diệu để cảm nhận cái hay, cái đẹp của tác phẩm này nhé!


Dàn ý phân tích bài thơ Nhị Hồ Xuân Diệu

1, Mở bài.

- Giới thiệu bài thơ, tác giả.

- Khái quát đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

2, Thân bài.

- Phân tích đặc sắc về nội dung.

+ Tiếng đàn nhị hồ cất lên trong một bầu không gian tĩnh mịch, bình yên.

+ Âm thanh gợi nỗi buồn da diết của con người “không khóc mà buồn hiu hiu”.

+ Tiếng đàn nhị hồ đưa con người đến với nhiều khung cảnh và nhiều miền cảm xúc.

+ Cảm xúc buồn, chơi vơi của nhà thơ trước âm thanh của tiếng đàn.

- Phân tích đặc sắc về nghệ thuật.

+ Thể thơ 7 chữ phù hợp việc diễn tả, bộc lộ tâm trạng cảm xúc của nhà thơ.

+ Phối thanh, nhịp hài hoà, độc đáo khiến bài thơ du dương như một cung đàn.

+ Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh.

Phân tích bài thơ Nhị Hồ Xuân Diệu

3, Kết bài.

- Chốt lại giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Bày tỏ cảm xúc về bài thơ, mở rộng liên hệ.


Phân tích bài thơ “Nhị Hồ” Xuân Diệu

    Xuân Diệu được mệnh danh là “Ông hoàng thơ tình” và cũng là người tiên phong đổi mới thơ ca Việt Nam. Từ trước Xuân Diệu, Thế Lữ đã có những vần thơ mới, song phải đến thời kỳ của ông thơ Mới mới đạt được những đỉnh cao về nghệ thuật. Bài thơ “Nhị Hồ” là một bài thơ tiêu biểu cho sự cách tân mới mẻ, độc đáo của nhà thơ. Giống như bản nhạc nhị hồ, từng âm thanh của ngôn ngữ vang lên, hoà điệp nhịp nhàng tạo nên một bản nhạc du dương, độc đáo.

    Ngay từ cái tiêu đề “Nhị Hồ” tức là tiếng đàn nhị, là âm thanh của tiếng đàn nhị cất lên từ một không gian nào đó. Bài thơ đã gây ấn tượng, tạo ra bước dạo để người đọc chuẩn bị “tâm thế” tiếp nhận cái độc đáo của ngôn từ. Tiếp sau đó âm thanh ấy lại được cảm nhận qua một trái tim “đa sầu, đa cảm” là Xuân Diệu thì nó lại trở nên ma mị, độc đáo, khác hẳn với âm thanh của tiếng đàn thông thường:

Trăng vừa đủ sáng để gây mơ,

Gió nhịp theo đêm, không vội vàng;

Khí trời quanh tôi làm bằng tơ.

Khí trời quanh tôi làm bằng thơ.

    Một không gian bàng bạc chất thơ với ánh trăng dịu nhẹ “vừa đủ sáng” nhưng cũng đủ để gây mơ hồ, huyền ảo. Mọi thứ nhẹ nhàng, không vội vàng, bình yên đến lạ khiến nhà thơ cảm nhận được cả những thứ mơ hồ xung quanh “khí trời… bằng tơ, bằng thơ”. Một không gian bình yên với ánh trăng, không khí thanh sạch, gió trời nhẹ nhàng và lòng người không vội vàng. Tâm thế ấy sẵn sàng đón nhận âm thanh độc đáo huyền diệu của tiếng đàn nhị hồ:

Cây cỏ bình yên; khuya tĩnh mịch.

Bỗng đâu lên khúc Lạc âm thiều

Nhị hồ để bốc niềm cô tịch,

Không khóc, nhưng mà buồn hiu hiu…

    Âm thanh của tiếng đàn nhị hồ cất lên tưởng là có thể phá vỡ sự tịch mịch, cô liêu nhưng không nó càng làm cho lòng người thêm rợn ngợp. Khúc Lạc âm thiều làm bốc lên nỗi niềm cô tịch, nhà thơ không khóc nhưng mà lòng buồn hiu hiu…

    Tiếng đàn Nhị hồ của nghệ nhân đánh lên, lần lượt dạo qua những bản nhạc kinh điển như khúc Lạc âm thiều, bài Mạnh Lệ Quân, đưa tâm hồn nhà thơ qua những sân cung rộng rãi hồ… Một thế giới huyền diệu mở ra trước mắt nhà thơ với biết bao điều độc đáo, mới lạ. Hồn thơ như thoát xác ra khỏi con người, hoà nhập vào không gian của mộng tưởng để tận hưởng những điều kỳ thú:

Điệu ngã sang bài Mạnh Lệ Quân

Thu gồm xa vắng tự muôn đời,

Sương nương theo trăng ngừng lưng trời,

Tương tư nâng lòng lên chơi vơi…

    Hai câu thơ “Sương nương…. chơi vơi”  gây ấn tượng thính giác với độc giả chính bởi nhạc điệu lâng lâng như tiếng nhạc, tạo cảm giác chơi vơi và ngưng đọng. Một loạt các thanh bằng kết hợp với vần “ơi” xuất hiện ở cuối câu thơ như kéo dài âm thanh. Nhạc điệu ấy như góp phần thể hiện tinh tế cảm xúc lâng lâng mang tâm trạng của thi sĩ.

    Hồn đã thoát khỏi xác nhà thơ lạc vào thế giới trong mộng tưởng, hình dung đang tới cung A Phòng, cung Cô Tô, ngắm nàng Lộng Ngọc, những nàng cung nữ ước mơ vua. Nhà thơ tưởng tượng đã lạc vào thế giới từ rất xa xưa, nơi có những tài tử, giai nhân tuyệt sắc và rồi tự cho mình là “Đường Minh Hoàng” đang nhớ nàng “Dương Quý Phi”... sự đa tình, khát khao yêu đương của ông hoàng thơ tình đã thể hiện một cách táo bạo như thế.

Phân tích bài thơ Nhị Hồ Xuân Diệu ảnh 2

    Bài thơ sử dụng thể thơ mới 7 chữ phù hợp việc diễn tả, bộc lộ tâm trạng cảm xúc của nhà thơ. Điểm độc đáo chính là cách phối thanh, nhịp hài hoà, độc đáo khiến bài thơ du dương như một cung đàn. Cách sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ thơ hàm súc và mang đậm chất triết lý. Tất cả đã góp phần tạo nên một bản nhạc du dương kéo dài âm thanh của tiếng đàn nhị hồ vang mãi, vang mãi…

    “Nhị Hồ” đưa người đọc lạc vào thế giới của âm thanh với đủ những cung bậc cảm xúc. Thông qua bài thơ người đọc càng khâm phục tài năng của nhà thơ mới Xuân Diệu. Hiểu thêm về tâm hồn khát khao giao cảm yêu thương của Ông hoàng thơ tình.

------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cung cấp cho các bạn cách lập dàn ý và bài văn mẫu Phân tích bài thơ Nhị Hồ Xuân Diệu. Bài thơ là những cảm nhận độc đáo về âm thanh của tiếng đàn, qua đó thể hiện một cái tôi đa sầu, đa cảm của nhà thơ mới.

icon-date
Xuất bản : 26/07/2023 - Cập nhật : 19/08/2023