logo

Phân tích bài Ông đồ của Nguyễn Đình Liên


Mở bài Phân tích bài thơ "Ông đồ" 

     Trong số các bài thơ hay để lại dấu ấn trong lòng các độc giả thì thường được viết theo thể thơ ngũ ngôn của phong trào Thơ mới không thể không nhắc đến những bài thơ gây ấn tượng lớn đối với độc giả và một trong số đó là bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên.

Phân tích bài Ông đồ của Nguyễn Đình Liên | Văn mẫu 8 hay nhất


Thân bài Phân tích bài thơ "Ông đồ" 

     Vũ Đình Liên (1913 - 1996) quê gốc thì ở Hải Dương nhưng ông lại sống ở Hà Nội, 1 trong những nhà thơ tiên phong của phong trào Thơ mới có ông. Thơ của ông mang phong cách hoài cổ, sâu sắc cùng với tấm lòng thương người. Ngoài việc sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học. Bài thơ "Ông đồ" là bài thơ tiêu biểu nhất của Vũ Đình Liên được nhiều người yêu thích và bài mang một hồn thơ gió thương cảm đối với ông đồ. Bài thơ viết theo thể thơ ngũ ngôn, cùng với đó là sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt: biểu cảm và miêu tả làm cho bài thơ thêm sinh động và hấp dẫn. Bài thơ đã xây dựng lại hình ảnh ông đồ ngày xưa và ngày nay, để từ đó tác giả đã bày tỏ niềm thương cảm chân thành của mình tới những người đã cống hiến hết sức mình cho nền văn học nước nhà. Bài thơ gồm có 5 khổ thơ và được chia bố cục thành ba phần rõ ràng.

      Phần đầu của bài thơ là hai khổ thơ đầu nói về hình ảnh của ông đồ trong thời huy hoàng.

"Mỗi năm hoa đào nở

 Lại thấy ông đồ già

 Bày mực tàu giấy đỏ

 Bên phố đông người qua"

      Ở khổ đầu, hình ảnh ông đồ xuất hiện, khi có những dấu hiệu tết đến xuân. Những hình ảnh báo hiệu mùa xuân mới đến là hình ảnh của hoa đào tươi  khoe sắc hồng trong mùa, và vào mỗi khoảnh khắc đó thì mọi người "lại" thấy hình ảnh của ông đồ. Từ "Lại" đã thể hiện một trình tự lặp lại nhiều lần qua các năm ý muốn nói ông đồ Xuân đã xuất hiện. Thấy ông đồ, người ta lại thấy những đồ vật quen thuộc của ông: giấy đỏ, mực tàu, bút lông để hành nghề  viết những câu đối đỏ. Và mọi thứ xung quanh ông đồ là phố bên luôn đông đúc người qua lại sắm Tết du xuân. Và khoảng thời gian đó, đã rất nhiều người có nhu cầu thuê viết.

"Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay"

       Rất nhiều người thuê viết đã khen ngợi sự tài hoa của ông đồ khi đặt bút hoạ lên từng nét chữ trên tờ giấy đỏ tuyệt đẹp, chữ viết thì điêu luyện khiến người nhìn tưởng phượng múa, rồng bay. Bằng việc sử dụng từ láy "tấm tắc" nhà  thơ đã giúp cho người đọc nhận ra sự ngưỡng mộ, trân trọng với tài năng của ông đồ của người thuê viết. Ta có thể thấy được trong thời đại đó thì nên chữ nho được đề cao, trọng dụng và nhu cầu viết những câu đối vào ngày Tết của người dân trong cuộc sống được đề cao. Người dân tôn vinh chữ nho và yêu thích cái đẹp của sự tinh tế. Đây là thời kỳ huy hoàng của văn học chữ Nho của nước ta nên vì thế ông đồ được trọng dụng đề cao và phù hợp với nhu cầu thị hiếu trong ngày Tết.

      Nhưng sang đến đoạn thơ thứ hai của bài là hai khổ thơ tiếp theo lại nói về hình ảnh của ông đồ thời lụi tàn. Xã hội ngày càng đổi thay, phát triển, nên chữ nho dần dần được thay thế bằng chữ quốc ngữ khiến cho nhu cầu thị hiếu cũng giảm dần. Chính vì thế ông đồ đã rơi vào thời kỳ lụi tàn.

 "Nhưng mỗi năm mỗi vắng

  Người thuê viết nay đâu?

  Giấy đỏ buồn không thắm

  Mực đọng trong nghiên sầu..."

       Cũng là hình ảnh của tết đến xuân về nhưng hình ảnh những người thuê viết lại vắng dần. Tác giả đã nhân hóa hình ảnh của tờ giấy đỏ thường hay được sử dụng để viết những nét chữ, câu đối của ngày Tết vì ngày ít được sử dụng đã trở nên buồn bã, không còn đỏ thắm như trước nữa. Còn mực bị đọng khô trong nghiên sầu. Nhưng dù cho giấy buồn, mực đọng thì ông đồ vẫn luôn ngồi đấy, chỗ ngồi quen thuộc mỗi đợt Tết về chờ người. Nhưng ông có ngồi bao nhiêu lâu đi chăng nữa thì những người qua đường cũng không hề hay biết ông đã ngồi đó từ khi nào và ngồi đó làm gì.

 "Lá vàng rơi trên giấy

   Ngoài trời mưa bụi bay"

        Hai câu thơ trên đã thể hiện được sự kiên nhẫn và lòng yêu nghề của ông đồ. Ông đã kiên nhẫn chờ đợi người thuê viết đến ngày qua ngày. Mỗi mùa, mỗi ngày đều đợi, đợi đến khi lá trên cây rụng trên trang giấy đỏ, ngoài trời lại một mùa mưa bụi bay nữa quá đi. Hai khổ thơ này đã thể hiện nỗi tiếc thương cho số phận ông đồ.

      Nếu 4 khổ thơ trên nói về thời gian khi ông đồ còn được nhiều người biết đến và đến lúc ông đồ bị người ta dần dần bỏ rơi, không quan tâm nữa thì khổ thơ cuối cùng lại là khổ thơ đặc biệt của bài. Khổ thơ đặc biệt của bài thơ đã nói lên nỗi lòng của tác giả dành cho ông đồ một cách thương cảm, sâu sắc nhất.

"Năm nay đào lại nở

 Không thấy ông đồ xưa.

 Những người muôn năm cũ

 Hồn ở đâu bây giờ?"

Năm nay lại một mùa xuân về, lại là những ngày Tết với không khí nhộn nhịp, vui tươi, hoa đào vẫn nởi đón xuân. Nhưng dù cho có vui vẻ, có bận rộn, đông người qua lại dù xuân thế nào đi chăng nữa thì chúng ta cũng không còn thấy được hình ảnh của ông đồ xưa ngồi ở bên phố. Còn người xưa trở về quá khứ thành xưa cũ - họ là những người từng trọng chữ Nho và những câu đối, nét chữ tình tế của ông đồ giờ đây chỉ còn là dĩ vãng. Ông đồ mất, vắng hẳn đi. Một tâm hồn tài hoa của các Nho sinh cũ nay đã bị lãng quên do thời cuộc đổi thay. Hai câu thơ cuối bài thơ như thay cho tiếng khóc lòng thương cảm đối với những người từng kính trọng văn học chữ Nho đã là thời kì phát triển hưng thịnh của văn hoá Việt, này lại trở nên lạc hậu, lãng quên.


Kết bài Phân tích bài thơ "Ông đồ" 

      Bài thơ "Ông đồ" được viết theo thể thơ ngũ ngôn với những hình ảnh được nhà thơ Vũ Đình Liên chọn lọc kĩ. Đặc biệt là hình ảnh của hoa đào xuyên suốt bài thơ, là hình ảnh mở đầu và kết thúc của cả bài. Bài sử dụng các từ ngữ giàu tính biểu cảm, hàm xúc kết hợp với sự hài hòa trong việc dùng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, ẩn dụ. Đặc biệt là các câu hỏi tu từ dùng để biểu đạt cảm xúc một cách mạnh liệt nhất. Để từ đó giúp cho bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảnh của ông đồ đáng thương. Qua đó toát lên niềm thương cảm chân thành tới những người bị lãng quên và tiếc nuối cảnh xưa thân thuộc, giản dị của tác giả. Nhờ đó mà bài thơ "Ông đồ" đã chiếm được vị trí trong lòng người đọc và để lại cho họ những dư âm khó có thể quên được.

Các bài viết liên quan:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021