logo

Phân tích Ba chàng sinh viên của A-thơ Cô nan Đoi-lơ

Tiểu thuyết trinh thám từ lâu đã trở thành dòng văn học ăn khách. Dưới đây là bài văn Phân tích “Ba chàng sinh viên” của A -thơ Cô nan Đoi- lơ. 


Dàn ý phân tích văn bản "Ba chàng sinh viên”

a. Mở bài: 

- Khái quát về tác giả, tác phẩm

b. Thân bài:

* Khái quát tác giả A -thơ Cô nan Đoi- lơ

- Là một nhà văn nổi tiếng người Scotland.

- Ông sáng tác ở nhiều thể loại khác nhau

- Ông nổi tiếng trên toàn thế giới với thể loại truyện trinh thám, trong đó nhân vật chính là Sơ- lốc Hôm.

- Một số truyện trinh thám nổi tiếng của ông đó là: Cuộc điều tra màu đỏ, Dấu bộ tứ, Những cuộc phiêu lưu của Sơ- lốc Hôm, Những hồi ức về Sơ- lốc Hôm.

* Khái quát văn bản "Ba chàng sinh viên”

- Truyện ngắn được in trong tập truyện Sự trở về của Sơ-lốc Hôm.

- Câu chuyện kể lại vụ việc thầy Xôm đã sơ ý để thủ phạm chép đề thi lấy học bổng và quá trình phá án của Hôm tìm ra thủ phạm đó chính cậu sinh viên Ghi- crit ở tầng hai.

* Phân tích không gian vụ án

- Không gian: một căn nhà trọ ở một thành phố của Anh gồm có tất cả bốn tầng.

- Sự việc diễn ra: vụ việc thầy Xôm đã sơ ý đi ra ngoài dùng trà với bạn mà không để đề bài thi học bổng diễn ra vào ngày mai thật cẩn thận. Cuối cùng, khi dùng trà về, đề bài thi ở trên bàn của thầy đã có sự dịch chuyển, không còn ở vị trí cũ.

-  Dấu vết quan trọng:  trên mặt bàn làm việc của thầy Xôm có vài mảnh vỏ bút chì, một đầu chì gãy, vết rách dài khoảng 3 inch và một mẩu bột đen nhỏ -> làm quá trình phá án vụ việc xảy ra của căn nhà trọ của thầy Xôm cụ thể, logic hơn và bằng chứng phạm tội thuyết phục hơn.

* Phân tích thời gian xảy ra vụ án

- Thời gian phá án trong văn bản là một buổi tối

- Thời gian bắt đầu xảy ra vụ việc là từ 4 giờ 30 chiều khi thầy Xôm dùng trà với người bạn đã hẹn của mình.

- Buổi sáng ngày mai là thời gian sinh viên vào phòng thi và nhận đề bài môn tiếng Hy Lạp để lấy học bổng.

-> Thời gian ngắn và gấp rút * Phân tích nhân vật trung tâm Sơ- lốc Hôm

- Hôm là một nhà phá án lý trí- hành động.

+ Dấu vết đầu tiên hung thủ để lại đó chính là vài mảnh vỏ bút chì, một đầu chì gãy, vết rách dài 3inch, một mẩu bột đen, và Hôm nhận ra một dấu vết quan trọng là hung thủ đã ngủ trong phòng của thầy

+ Hôm đã kiểm tra kỹ càng cửa sổ phòng thầy Xôm, để ước lượng chiều cao của hung thủ, người đó phải cao tầm Hôm hoặc hơn thì mới có thể lẻn vào. Và trong ba sinh viên thì Ghi-crit là vận động viên nhảy xa nên đây là kẻ tình nghi đầu tiên của Hôm.

+Dấu vết quan trọng thủ phạm để lại đó là mẩu bột đen nhỏ như mùn cưa. Ghi- crit là vận động viên ở ngoài sân vận động, đôi giày cậu ta đeo là gìay đinh. Khi vân động ở đó, đất sẽ bám vào đinh giày và khi bỏ trốn thủ phạm đã làm mẩu đất rã ra, rơi xuống phòng ngủ và bàn làm việc của thầy.

+ Vì thời gian phá án gấp rút nên ông đã lập ra một tòa án nhỏ để thủ phạm phải khiếp sợ. Hôm đã nghi ngờ kẻ tình nghi đó là ngã người hầu Be-ni- xto.

=> Với những suy nghĩ cùng với lời nói sắc bén, hùng hồn của Hôm đã khiến cho người hầu ấp úng khai ra sự việc. Và cuối cùng bằng những chứng cứ thu thập được, dấu vết hung thủ để lại và lời lẽ lập luận của mình, Sơ- lốc Hôm đã tìm ra được hung thủ là Ghi- crit.

- Hôm là một người tốt bụng.

+ Thời gian phá án là trong một buổi tối nhưng Hôm không hề nản chí mà vẫn quay trở lại giúp thầy Xôm tìm ra hung thủ.

+ Khi tìm ra được hung thủ là ai, Hôm không hề trách móc hay bắt phạt hung thủ. Hôm để hung thủ của mình tự nhận ra lỗi lầm của mình.

+ Sau khi hung thủ biết lỗi, Hôm đã nhắc nhở anh và đưa ra cho anh một bài học quý giá.

* Đánh giá nghệ thuật truyện

- Cấu trúc hình học của hình tượng thể hiện ở mối quan hệ giữa các nhân vật.

- Văn học trinh thám ra đời để phản ánh đề tài tội ác, cốt truyện đều xoay quanh việc tìm hoặc phanh phui tội ác.

-  Không gian trong văn bản không gian hẹp, diễn ra ở một căn nhà trọ khoảng chừng bốn tầng.

- Thời gian phá án ngắn, tạo áp lực cho nhà thám tử, tăng sức hút, hấp dẫn cho câu chuyện phá án.  

c. Kết bài: 

- Khái quát lại vấn đề

Phân tích Ba chàng sinh viên của A -thơ Cô nan Đoi- lơ

Bài văn phân tích văn bản “Ba chàng sinh viên”

A-thơ Cô-nan Đoi-lơ là một nhà văn nổi tiếng người Scotland. Ông sáng tác ở nhiều thể loại khác nhau như là tiểu thuyết lịch sử, truyện khoa học viễn tưởng, truyện ngắn, kịch,... Ông nổi tiếng trên toàn thế giới với thể loại truyện trinh thám, trong đó nhân vật chính là Sơ- lốc Hôm. Sơ- lốc Hôm đã xuất hiện trong 4 tiểu thuyết và 56 truyện ngắn của ông. Một số truyện trinh thám nổi tiếng của ông đó là: Cuộc điều tra màu đỏ, Dấu bộ tứ, Những cuộc phiêu lưu của Sơ- lốc Hôm, Những hồi ức về Sơ- lốc Hôm.

Truyện ngắn “Ba chàng sinh viên” là một trong những tác phẩm truyện xuất sắc của nhà văn A-thơ Cô-nan Đoi-lơ. Truyện ngắn được in trong tập truyện Sự trở về của Sơ-lốc Hôm. Câu chuyện kể lại vụ việc thầy Xôm đã sơ ý để thủ phạm chép đề thi lấy học bổng và quá trình phá án của Hôm tìm ra thủ phạm đó chính cậu sinh viên Ghi- crit ở tầng hai. Từ đó, Hôm muốn nhắn nhủ cậu sinh viên bài học về sự nhận thức giá trị bản thân và con đường tương lai phía trước.

Thầy Hin- tơn Xôm là một giảng viên của trường Đại học Xanh Lúc. Cuộc thi lấy học bổng của trường sẽ tổ chức vào ngày mai với một bài thi môn tiếng Hy Lạp khá dài và hoàn toàn mới so với thí sinh. Thầy Xôm là người phải soát lại bản in thử của đề thi để đảm bảo đề bài tuyệt đối chính xác. Tuy nhiên, vì thầy đã hứa sẽ đi dùng trà với một người bạn mặc dù đề bài thầy chưa đọc xong. Khi quay trở về phòng của mình, thầy kinh ngạc vì thấy chìa khóa vẫn cắm ở phòng của mình do người hầu Be- ni- xto quên rút. Và đề thi của thầy để ở trên bàn có sự dịch chuyển, một trang nằm trên sàn, một trang trên cái bàn kê sát cửa sổ, một trang vẫn ở chỗ cũ. Thầy đã nhanh chóng mời Sơ- lốc Hôm đến phòng của mình để tìm ra thủ phạm là ai. Căn nhà trọ của thầy gồm có bốn tầng, thầy ở tầng một. Và thầy nghi ngờ ba chàng sinh viên ở ba tầng trên là người đã lẻn vào phòng để chép đề bài. Sau những manh mối của thủ phạm để lại, Sơ- lốc Hôm đã tìm ra thủ phạm đó chính là cậu sinh viên Ghi- crit ở tầng hai - một sinh viên chăm chỉ và là vận động viên giỏi. Hôm tìm ra được người giúp đỡ Ghi- crit trong vụ việc lần này đó chính là người hầu Be- ni- xto. Cuối cùng, Hôm đã nhắn nhủ Ghi- crit bài học "Cậu đã vấp ngã một lần và tôi mong cậu có thể vươn cao trong tương lai”.

Không gian của truyện xảy ra vụ án đó là một căn nhà trọ ở một thành phố của Anh. Căn nhà trọ đó gồm có tất cả bốn tầng. Thầy Hin- tơn Xôm là giảng viên đại học, ở tầng 1 của căn nhà. Ghi- crit là một sinh viên chăm chỉ, và là một vận động viên giỏi, cậu ở tầng hai. Còn tầng ba là Đao- lát Rát sống. Cậu học tốt nhưng môn tiếng Hy Lạp yếu. Và tầng cuối cùng là Mai Mắc Le- rờn, là sinh viên người Ấn. Cậu ta sáng dạ nhất trường nhưng lười học, ngang bướng, ăn chơi và suýt bị đuổi học khi còn năm nhất. Sự việc diễn ra trong căn nhà trọ đó chính là vụ việc thầy Xôm đã sơ ý đi ra ngoài dùng trà với bạn mà không để đề bài thi học bổng diễn ra vào ngày mai thật cẩn thận. Cuối cùng, khi dùng trà về, đề bài thi ở trên bàn của thầy đã có sự dịch chuyển, không còn ở vị trí cũ. Tuy nhiên, vụ việc đã để lại một dấu vết quan trọng đó là trên mặt bàn làm việc của thầy Xôm có vài mảnh vỏ bút chì, một đầu chì gãy, vết rách dài khoảng 3 inch và một mẩu bột đen nhỏ. Chính dấu vết quan trọng đó là làm quá trình phá án vụ việc xảy ra của căn nhà trọ của thầy Xôm cụ thể, logic hơn và bằng chứng phạm tội thuyết phục hơn.

Thời gian phá án trong văn bản là một buổi tối. Thời gian bắt đầu xảy ra vụ việc là từ 4 giờ 30 chiều khi thầy Xôm dùng trà với người bạn đã hẹn của mình. Và buổi sáng ngày mai là thời gian sinh viên vào phòng thi và nhận đề bài thi môn tiếng Hy Lạp để lấy học bổng. Thời gian phá án của Hôm là một buổi tối, khoảng thời gian hết sức ngắn ngủi để điều tra ra người đã cố ý lẻn vào phòng thầy Xôm chép đề bài bài thi và giúp thầy Xôm thoát khỏi rắc rối. Thời gian ngắn và gấp rút đã khiến cho Hôm căng thẳng, suy nghĩ để tìm ra những giả thiết, lập luận cho vụ án, đồng thời nhà văn đã tạo cho người đọc cảm giác hồi hộp, thể hiện được tài phá án của Sơ- lốc Hôm.

A-thơ Cô-nan Đoi-lơ dồn hết niềm tin, kỳ vọng vào nhân vật Sơ- lốc Hôm. Hôm là một nhà phá án lý trí- hành động. Chỉ bằng một dài dấu vết trong căn phòng xảy ra vụ án mà Hôm đã phá án thành công, điều đó chứng tỏ Hôm là một người tư duy logic, tài giỏi, lập luận sắc bén. Dấu vết đầu tiên hung thủ để lại đó chính là vài mảnh vỏ bút chì, một đầu chì gãy, vết rách dài 3inch, một mẩu bột đen, và Hôm nhận ra một dấu vết quan trọng là hung thủ đã ngủ trong phòng của thầy Hôm khi thầy nói chuyện với người Hầu. Khi đến điều tra phòng của Ghi- crit, căn phòng của anh ta còn lại vài bức phù điêu rất đẹp và Hôm đã đòi vẽ nó vào cuốn sổ tay của anh. Giả thiết Hôm đã đăt ra đó là anh ta cố tình làm gãy bút chì và hỏi mượn chiếc bút chì của Ghi- crit, rồi mượn thêm dao để chuốt. Sơ- lốc Hôm là một người rất thông minh, nhanh trí. Hơn nữa Hôm đã kiểm tra kỹ càng cửa sổ phòng thầy Xôm, để ước lượng chiều cao của hung thủ, người đó phải cao tầm Hôm hoặc hơn thì mới có thể lẻn vào. Và trong ba sinh viên thì Ghi-crit là vận động viên nhảy xa nên đây là kẻ tình nghi đầu tiên của Hôm. Dấu vết quan trọng thủ phạm để lại đó là mẩu bột đen nhỏ như mùn cưa. Ghi- crit là vận động viên ở ngoài sân vận động, đôi giày cậu ta đeo là gìay đinh. Khi vân động ở đó, đất sẽ bám vào đinh giày và khi bỏ trốn thủ phạm đã làm mẩu đất rã ra, rơi xuống phòng ngủ và bàn làm việc của thầy. Vì thời gian phá án gấp rút nên ông đã lập ra một tòa án nhỏ để thủ phạm phải khiếp sợ. Hôm đã nghi ngờ kẻ tình nghi đó là ngã người hầu Be-ni- xto. Với những suy nghĩ cùng với lời nói sắc bén, hùng hồn của Hôm đã khiến cho người hầu ấp úng khai ra sự việc. Và cuối cùng bằng những chứng cứ thu thập được, dấu vết hung thủ để lại và lời lẽ lập luận của mình, Sơ- lốc Hôm đã tìm ra được hung thủ là Ghi- crit.

Bên cạnh đó, Hôm là một người tốt bụng. Thời gian phá án là trong một buổi tối nhưng Hôm không hề nản chí mà vẫn quay trở lại giúp thầy Xôm tìm ra hung thủ. Đó là tâm cái tài của một nhà thám tử. Và khi tìm ra được hung thủ là ai, Hôm không hề trách móc hay bắt phạt hung thủ. Hôm để hung thủ của mình tự nhận ra lỗi lầm của mình. Sau khi hung thủ biết lỗi, Hôm đã nhắc nhở anh và đưa ra cho anh một bài học quý giá. Khi chúng ta gây ra lỗi lầm, chúng ta phải biết nhận lỗi và sửa lỗi của mình. Con đường phía trước đang rộng mở phía trước, chúng ta hãy tiến về phía trước. Lần vấp ngã là bài học kinh nghiệm để ta vững vàng hơn trong tương lai. Cuối cùng, Hôm và người bạn quay trở về nhà với bữa điểm tâm buổi sáng đang đợi ở nhà.

Mỗi một tác phẩm là một phát minh về nội dung, một khám phá về nghệ thuật. Cấu trúc hình học của hình tượng thể hiện ở mối quan hệ giữa các nhân vật. Có thể nhận thấy một tam giác nhân vật thống nhất trong truyện đó là: thủ phạm- thám tử- nạn nhân. Văn học trinh thám ra đời để phản ánh đề tài tội ác, cốt truyện đều xoay quanh việc tìm hoặc phanh phui tội ác. Không gian trong văn bản không gian hẹp, diễn ra ở một căn nhà trọ khoảng chừng bốn tầng. Thời gian phá án ngắn, tạo áp lực cho nhà thám tử, tăng sức hút, hấp dẫn cho câu chuyện phá án.  

Sơ-lốc Hôm là một nhân vật tưởng tượng hư cấu, nhưng Hôm đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho quá trình đồng sáng tạo của nhà văn A-thơ Cô-nan Đoi-lơ. Nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau như phim ảnh, nhạc kịch,.... về Sơ- lốc Hôm không ngừng ra đời và đạt nhiều thành công khác nhau. 

icon-date
Xuất bản : 17/01/2024 - Cập nhật : 17/01/2024