logo

Phân biệt anilin, phenol và benzene dùng hóa chất nào?

Câu hỏi: Phân biệt anilin, phenol và benzene dùng hóa chất nào?

A. Dung dịch brom, quỳ tím.

B. Dung dịch NaOH, phenolphtalein.

C. Dung dịch HCl, quỳ tím.

D. Dung dịch H2SOloãng, dung dịch NaOH.

Lời giải:

Đáp án đúng: D. Dung dịch H2SOloãng, dung dịch NaOH.

+ Phương pháp giải:

- Phenol có tính axit yếu, có phản ứng với dung dịch bazơ.

- Anilin có tính bazơ yếu, có phản ứng với dung dịch axit.

+ Giải chi tiết:

- Dùng dd H2SO4 loãng dư:

+ Chất lỏng đồng nhất là anilin do có phản ứng:

            C6H5NH+ H+ → C6H5NH3+

+ Chất lỏng phân lớp là phenol và benzen.

- Dùng dd NaOH dư:

+ Chất lỏng đồng nhất là phenol do có phản ứng:

            C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

+ Chất lỏng phân lớp là benzen.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm kiến thức về Phenol nhé!

I. Định nghĩa Phenol

    Phenol là dẫn xuất hiđrocacbon thơm trong đó 1 hay nhiều nguyên tử H của nhân benzen thay thế bằng nhóm –OH.

II. Nguồn gốc Phenol

+ Năm 1834, Phenol được phát hiện khi được chiết xuất từ nhựa than đá.

+ Tiếp đó Phenol được Sir Joseph Lister sử dụng trong làm chất khử trùng.

+ Từ năm 1939 đến những ngày cuối cùng cuộc thế chiến thứ hai, Phenol được Đức quốc xã sử dụng như một phương tiện giết người.

+ Ngày nay, Phenol được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Phân biệt anilin, phenol và benzene dùng hóa chất nào?

III. Phân loại Phenol

Chia thành 2 loại chính:

+ Loại monophenol: đây là loại gồm những phenol mà phân tử có chứa một nhóm –OH. Vd: phenol, o-crezol, p-crezol,...

+ Loại poliphenol: là những phenol mà phân tử chứa nhiều nhóm OH

IV. Tính chất vật lí

 - Phenol ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng nên dùng để tách bằng phương pháp chiết.

 - Là chất rắn, độc, khi để lâu trong không khí bị chảy rữa do hút ẩm và chuyển thành màu hồng.

Phân biệt anilin, phenol và benzene dùng hóa chất nào? ( ảnh 2)

V. Tính chất hóa học

     Nhân hút e, –OH đẩy e

1. Phản ứng thế nguyên tử hiđro của nhóm OH

    * Tác dụng với kim loại kiềm:

C6H5OH + Na → C6H5ONa (Natri phenolat) + 1/2 H2

    * Tác dụng với bazơ:

C6H5OH (rắn, không tan) + NaOH → C6H5ONa (tan, trong suốt) + H2O

    → Phenol có tính axit, tính axit của phenol rất yếu; dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.

    Chú ý: tính axit yếu, không làm đổi màu quỳ tím, thứ tự: nấc II của H2CO3 < phenol < nấc I của H2CO3

    ⇒ Có phản ứng:

C6H5ONa (dd trong suốt) + H2O + CO→ C6H5OH (vẩn đục) + NaHCO3

C6H5OH + Na2CO→ C6H5ONa + NaHCO3

2. Tính chất của nhân thơm (Phản ứng thế vào vòng benzen)

+ Thay thế Brom: khi cho phenol tác dụng với dung dịch brom tạo ra 2,4,6 – Tribromphenol có kết tủa trắng

+ Thay thế Nitro: cho phenol và HNO3 đặc tác dụng với nhau cùng H2SOđặc nóng làm chất xúc tác tạo ra 2,4,6 trinitrophenol (Axit picric)

C6H5OH + 3HNO→ C6H2(NO2)3OH + 3H2O

3. Phản ứng tạo nhựa phenolfomanđehit

- Phenol + HCHO trong môi trường axit tạo sản phẩm là nhựa phenolfomandehit.

nC6H5OH + nHCHO → nH2O+(HOC6H2CH2)n

VI. Điều chế Phenol ra sao? 

    Từ xa xưa, phenol được điều chế từ nhựa than đá. Thế nhưng hiện nay, chúng được sản xuất trên quy mô lớn (khoảng 7 tỷ kg/năm) từ các nguyên liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ. 

+ Nguồn phenol chủ yếu lấy từ sản phẩm chưng cất than đá. 

+ Ngoài ra có thể điều chế từ benzen: 

C6H+ Br2 → C6H5Br + HBr (xúc tác bột Fe)

C6H5Br + 2NaOH (đặc) → C6H5ONa + NaBr + H2O (nhiệt độ và áp suất cao)

C6H5ONa + CO+ H2O → C6H5OH + NaHCO3

VII. Phenol có những ứng dụng nào?

- Phenol được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đa dạng khác nhau:

+ Công nghiệp chất dẻo: phenol là nguyên liệu để sản xuất nhựa phenol formaldehyde.

+ Công nghiệp tơ hóa học: Từ phenol tổng hợp ra tơ polyamide.

+ Hóa chất này dùng để điều chế chất diệt cỏ dại và chất kích thích sinh trưởng thực vật, kích thích tố thực vật 2,4 – D (là muối natri của axit 2,4 điclophenoxiaxetic).

+ Phenol cũng là nguyên liệu để điều chế một số phẩm nhuộm, thuốc nổ (axit picric).

+ Do có tính diệt khuẩn nên phenol được dùng để trực tiếp làm chất sát trùng hoặc để điều chế các chất diệt nấm mốc, diệt sâu bọ (ortho – và para – nitrophenol…)

icon-date
Xuất bản : 11/01/2022 - Cập nhật : 14/01/2022