logo

Hoàn thành PTHH sau: HCOOH + AgNO3?

Câu hỏi: Hoàn thành PTHH sau: HCOOH + AgNO3?

Lời giải: 

Phương trình hóa học như sau:

2AgNO3 + H2O + 4NH3 + HCOOH (NH4)2CO3 + 2Ag + 2NH4NO3
bạc nitrat   nước   amoniac   Axit formic   amoni cacbonat   bạc   amoni nitrat
170   18   17   46   96   108   80
(rắn)   (lỏng)   (khí)   (lỏng)       (kt)   (khí)
(trắng)   (không màu)   (không màu)   (không màu)       (trắng)   (không màu)

- Điều kiện xảy ra phản ứng: điều kiện phòng

- Hiện tượng xảy ra nhận biết được: kết tủa trắng (Ag) và có khí sủi bọt thoát ra (amoni nitrat)

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm những tính chất đặc trưng của Amoninac (NH3) nhé.

I. Cấu tạo phân tử

    Trong phân tử NH3, N liên kết với ba nguyên tử hidro bằng ba liên kết cộng hóa trị có cực. NH3 có cấu tạo hình chóp với nguyên tử Nitơ ở đỉnh. Nitơ còn một cặp electron hóa trị là nguyên nhân tính bazơ của NH3.

Hoàn thành PTHH sau: HCOOH + AgNO3?

II. Tính chất vật lý của Amoniac

+ Amoniac thường tồn tại ở dạng khí, không màu, có mùi hôi khó chịu. Nồng độ Amoniac lớn có thể gây chết người.

+ Amoniac có độ phân cực lớn do phân tử NH3 có cặp electron tự do và liên kết N–H bị phân cực. Do đó NH3 là chất dễ hoá lỏng.

+ Dung dịch Amoniac là dung môi hoà tan tốt: NH3 hoà tan các dung môi hữu cơ dễ hơn nước do có hằng số điện môi nhỏ hơn nước. Kim loại kiềm và các kim loại Ca, Sr, Ba có thể hòa tan trong NH3 lỏng tạo dung dịch xanh thẫm.

III. Tính chất hóa học của NH3

1. NH3 có tính bazơ yếu

Vì có tính bazơ nên khí amoniac làm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh và có đầy đủ tính chất hóa học của một dung dịch kiềm nên nó có thể tác dụng với axit, kim loại, muối…

* NH3 tác dụng với axit

NH3 tác dụng với axit nhưng sản phẩm thu được thường là muối amoni axit tương ứng và nước.

Ví dụ:

H2SO4 + 2NH3 → (NH4)2SO4

NH3 + HCl → NH4Cl

HNO3 + 3NH3 → 2NH4NO + H2O

* NH3 tác dụng với oxit axit

Khí NH3 dễ dàng tác dụng với nhiều oxit axit hoạt động mạnh và yếu.

Ví dụ NH3 tác dụng với oxit axit:

NH3 + CuO  → Cu + H2O + N2

2NH3 + 2CrO3  →  3H2O  +  N2  + Cr2O3

* NH3 tác dụng với muối

Khí amoniac tác dụng với muối để tạo thành bazơ mới và muối mới với chất xúc tác thường là nước.

Ví dụ: NH3 + muối

NH3 + H2O + CuSO4 → (NH4)2SO4 + Cu(OH)2

2NH3 + AlCl + 2H2O  ->  Al(OH)3 + 2NH4Cl

2. Khả năng tạo phức

    Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại, tạo thành các dung dịch phức chất.

    Ví dụ:

    * Với Cu(OH)2:

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (màu xanh thẫm)

    * Với AgCl:

AgCl + 2NH3 → [Ag(NH3)2]Cl

    Sự tạo thành các ion phức là do sự kết hợp các phân tử NH3 bằng các electron chưa sử dụng của nguyên tử nitơ với ion kim loại.

3. Tính khử

    - Amoniac có tính khử: phản ứng được với oxi, clo và khử một số oxit kim loại (Nitơ có số oxi hóa từ -3 đến 0, +2).

    - Tác dụng với oxi:

4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O (DK: to)

4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O (DK: xt, to)

    - Tác dụng với clo:

2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl

    NH3 kết hợp ngay với HCl vừa sinh ra tạo “khói trắng” NH4Cl

    - Tác dụng với CuO:

2NH3 + 2CuO → 2Cu + N2 + 3H2O (DK: to)

IV. Điều chế

1. Trong công nghiệp

- Nguyên liệu: N2 và H2

- PTHH:                             

Hoàn thành PTHH sau: HCOOH + AgNO3? ( ảnh 2)

2. Trong phòng thí nghiệm: có 2 cách:

(1) Cho muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm:

NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O

(2) Nhiệt phân muối amoni:  

                                  NH4Cl →​ NH3 + HCl (DK: to)

                            NH4HCO3 ​→ NH+ H2O + CO2 (DK: to)

V. Ứng dụng

    Ứng dụng chủ yếu của amonia là điều chế phân đạm, điều chế axit nitric, là chất sinh hàn, sản xuất hiđrazin N2H4 dùng làm nhiên liệu cho tên lửa. Ngoài ra, dung dịch amoniac còn được dùng làm chất tẩy rửa gia dụng.

VI. Nguy hiểm

Nếu hít nhiều amoniac sẽ bị bỏng đường hô hấp (rát cổ họng). Khí amoniac gấy ức chế thần kinh tạo nên cảm giác khó chịu cáu gắt. Triệu chứng: Ho, đau ngực (nặng), đau thắt ngực, khó thở, thở nhanh, thở khò khè.

+ Mắt, miệng, họng: Chảy nước mắt và đốt mắt, mù mắt, đau họng nặng, đau miệng, môi sức.

+ Tim mạch: Nhanh, mạch yếu, sốc.

+ Thần kinh: Lẫn lộn, đi lại khó khăn, chóng mặt, thiếu sự phối hợp, bồn chồn, ngẩn ngơ.

+ Da: Môi xanh lợt màu, bỏng nặng nếu tiếp xúc lâu.

+ Dạ dày và đường tiêu hóa: Đau dạ dày nghiệm trọng, nôn.

icon-date
Xuất bản : 12/01/2022 - Cập nhật : 19/01/2022