logo

Hoàn thành hệ số phản ứng của PTHH sau: AlCl3 + NaOH?

Câu hỏi: Hoàn thành hệ số phản ứng của PTHH sau: AlCl3 + NaOH?

Lời giải: 

Phương trình hóa học như sau:

AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3NaCl
Nhôm clorua   natri hidroxit   Nhôm hiroxit   Natri Clorua
(dung dịch)   (dung dịch)   (kt)   (dung dịch)
(trắng)       (keo trắng)   (trắng)

- Điều kiện phản ứng: Nhiệt độ cao

- Hiện tượng nhận biết được: kết tủa keo trắng

Cùng Top lời giải khám phá các tính chất thú vị của axit AlCl3 nhé.

I. Định nghĩa AlCl3

- Nhôm clorua là hợp chất tạo bởi nguyên tố nhôm và clo. Hợp chất này có màu trắng, nhưng các mẫu chất thường bị nhiễm chất sắt(III) clorua, tạo cho nó thường được thấy với màu vàng.

- Công thức phân tử: AlCl3

II. Tính chất vật lý

Ngoại hình: chất rắn màu trắng, đôi khi màu vàng do tạp chất gây ra bởi clorua sắt

- Mật độ: 2,48  g/mL

- Khối lượng mol: 133,34 g / mol

- Thăng hoa: thăng hoa ở 178°C, vì vậy điểm nóng chảy và sôi của nó rất thấp.

- Tính dẫn điện: dẫn điện kém.

- Độ hòa tan: nó không tan trong nước vì nó là axit Lewis. Nó hòa tan trong các dung môi hữu cơ như benzen, cacbon tetraclorua và cloroform.

II. Tính chất hóa học

- Mang đầy đủ tính chất hóa học của muối

      - Tác dụng với dung dịch bazo:

       AlCl3 + NaOH(vừa đủ) → NaCl + Al(OH)3

      - Tác dụng với dung dịch muối khác:

       AlCl3 + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

      - Phản ứng với kim loại mạnh hơn:

       3Mg + 2AlCl3 → 3MgCl2 + 2Al

III. Điều chế 

+ Cách 1: Cho nhôm phản ứng với axit HCl:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

+ Cách 2: Cho nhôm tác dụng với clo:

             2Al + 3Cl2 → 2AlCl3 ( Điều kiện: Nhiệt độ) 

IV. Ứng dụng

- Nhôm clorua chủ yếu được sản xuất và tiêu thụ trong lĩnh vực sản xuất kim loại nhôm, nhưng một lượng lớn cũng được sử dụng trong các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp hóa học.

V. Bài tập ví dụ

Ví dụ 1: Một dung dịch chứa a mol AlCl3 tác dụng với một dung dịch chứa b mol NaOH. Điều kiện để thu được kết tủa là

A. b > 4a      

B. b < 4a

C. a + b = 1mol      

D. a – b = 1mol

Đáp án đúng: B.  b < 4a

Hướng dẫn giải:

Ban đầu 1 mol AlCl3 tác dụng với 3 mol NaOH, thu được kết tủa Al(OH)3

Nếu kết tủa tiếp tục bị hòa tan mà vẫn thu được được kết tủa thì lượng NaOH còn dư sẽ phải nhỏ hơn lượng Al(OH)3 mới bị sinh ra hay: b - 3a < a

Hay b < 4a

Ví dụ 2: Cho các TN sau: 

(1). Sục khí CO2 vào dung dịch natri aluminat. 

(2). Cho dd NH3 dư vào dung dịch AlCl3

(3). Sục khí H2S vào dung dịch AgNO3

(4). Dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3

(5). Dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ba(HCO3)2

Những trường hợp thu được kết tủa sau phản ứng là:

A. (1), (2), (5)

B. (2), (3), (4), (5)

C. (2), (3), (5)

D. (1), (2), (3), (5)

Đáp án đúng: D. (1), (2), (3), (5)

Hướng dẫn giải

(1). Sục khí CO2 vào dd natri aluminat.

2H2O + NaAlO2 + CO2 → Al(OH)3 + NaHCO3

(2). Cho dd NH3 dư vào dd AlCl3:

AlCl3 + 3H2O + 3NH3 → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl

(3). Sục khí H2S vào dd AgNO3.

2AgNO3 + H2S → 2HNO3 + Ag2S

(4). Dung dịch NaOH dư vào dd AlCl3. Không có kết tủa vì bị tan

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

(5). Dung dịch NaOH dư vào dd Ba(HCO3)2.

2NaOH + Ba(HCO3)2 → 2H2O + Na2CO3 + BaCO3

Ví dụ 3: Cho dãy các chất: Al, Al2O3, AlCl3, Al(OH)3. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng với dung dịch HCl là

A. 4

B. 1

C. 3

D. 2

Đáp án đúng: C. 3

Hướng dẫn giải:

Các chất vừa phản ứng được với dd NaOH, vừa phản ứng HCl: Al, Al2O3, Al(OH)3.

icon-date
Xuất bản : 12/01/2022 - Cập nhật : 17/01/2022