logo

CH3COOC6H5 + NaOH | Hoàn thành PTHH

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm "Hoàn thành hệ số phản ứng của PTHH sau: CH3COOC6H5 + NaOH?" cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Hóa học dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trả lời câu hỏi: Hoàn thành hệ số phản ứng của PTHH sau: CH3COOC6H5 + NaOH?

Phương trình hóa học như sau:

2NaOH + CH3COOC6H5 C6H5ONa + H2O + CH3COONa
natri hidroxit   phenyl axetat   Natri Phenolat   nước   natri axetat
(dd)   (dd)   (r)   (l)   (r)
(không màu)       (trắng)   (không màu)   (trắng)

- Điều kiện phản ứng:  Đun sôi nhẹ.

- Hiện tượng nhận biết: xuất hiện kết tủa trắng

Cùng Top lời giải khám phá các tính chất thú vị của NaOH nhé.


Kiến thức mở rộng về NaOH


I. NaOH là gì?

+ NaOH là tên gọi hóa học của Natri Hydroxit hay Hydroxit Natri. Chất này còn được gọi là xút hoặc xút ăn da. Đây là một hợp chất vô cơ của natri. Natri hydroxit khi tác dụng với nước sẽ tạo thành dung dịch có tính bazơ mạnh, có khả năng làm bục vải, giấy và ăn mòn da. 

+ Loại hóa chất này có tính nhờn và được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như: giấy, luyện nhôm, dệt nhuộm, xà phòng, chất tẩy rửa, tơ nhân tạo… Ngoài ra nó còn được sử dụng trong các phòng thí nghiệm. Với mục đích làm khô các khí hoặc làm thuốc thử.

+ Khi ở dạng tinh khiết, loại hóa chất này tồn tại ở thể rắn không màu dạng viên, vảy hoặc hạt hoặc ở dạng dung dịch bão hòa 50%. Khi đó hóa chất rất dễ hấp thụ CO2 trong không khí và có khả năng hòa tan hoàn toàn với nước nước, đồng thời giải phóng một lượng nhiệt lớn. Hóa chất cũng hòa tan trong etanol, metanol, ete và các dung môi không phân cực. Nó để lại màu vàng trên giấy và sợi.

Hoàn thành hệ số phản ứng của PTHH sau: CH3COOC6H5 + NaOH?

II. Tổng quan tính chất vật lý của NaOH (natri hydroxit)

+ Công thức hóa học của Natri hiđroxit là NaOH

+ Trạng thái tồn tại: dung dịch lỏng hoặc tinh thể rắn. Trong đó tinh thể rắn vảy đục không màu được gọi là xút vảy; loại hạt thì gọi là xút hạt. 

+ Màu sắc: ở trạng thái rắn, NaOH có màu trắng.

+ Mùi: Không có mùi

+ Có khả năng hút ẩm nhanh, mạnh và tan nhiều trong nước, cồn , etanol, metanol, ete và tan trong glycerin. 

+ Không tan trong dung dịch ether và các dung môi không phân cực.

+ Khi tan trong nước hoặc hấp thụ ẩm sẽ tỏa nhiệt lớn. Điều này có thể dẫn tới một số nguy hiểm nếu người sử dụng tiếp xúc trực tiếp. Dễ gây bỏng rộp cho da, ăn mòn da. 

+ Hấp thụ tốt khí CO2 trong không khí. Vì thế người ta phải bảo quản loại hóa chất này bằng thùng hoặc lọ có nắp kín. 

+ Tại nhiệt độ từ 12,3-61,8℃ xút  ăn da sẽ tạo thành monohydrat.

+ Nhiệt độ nóng chảy của NaOH là 65,1℃

+ Điểm nóng chảy là 318 ℃ tương  đương với 604 ℉

+ Độ hòa tan trong nước là 111g/100ml tại 20℃

+ Tỷ trọng riêng của xút trong dung dịch là 1,829 g/cm3

+ Độ bazơ là pKb = -2,43


III. Tính chất hóa học của Natri hydroxit (NaOH)

- Bản chất là 1 bazơ mạnh nên Natri hydroxit (NaOH) làm quỳ tím hóa sang xanh, dung dịch phenolphthalein sang màu hồng.

- Mang trong mình đầy đủ tính chất của 1 bazơ:

- Natri hydroxit (NaOH) phản ứng với các axít tạo ra muối + nước:

NaOH(dd) + HCl(dd) → NaCl(dd) + H2O

- Natri hydroxit (NaOH) phản ứng với oxit axit: SO2, CO2... tạo ra muối

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

NaOH + SO2 → NaHSO3

- Natri hydroxit (NaOH) phản ứng thủy phân este

- Natri hydroxit (NaOH) phản ứng với muối tạo thành bazơ mới + muối mới (trong điều kiện: sau phản ứng phải tạo thành chất kết tủa hoặc bay hơi)

2NaOH + CuCl2 → 2NaCl + Cu(OH)2

- Natri hydroxit (NaOH) phản ứng một số kim loại mà oxit, hidroxit của chúng có tính lưỡng tính (như Al, Zn...)

2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

hoặc

2NaOH + Zn → Na2ZnO2 + H2

- Natri hydroxit (NaOH) phản ứng với hợp chất lưỡng tính:

NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2

2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O

IV. Phương pháp điều chế NaOH

    Để điều chế được hóa chất, người ta sẽ sử dụng phản ứng điện phân dung dịch NaCl. Trong quá trình điện phân này, NaCl sẽ được điện phân thành Clo trong buồng anot, natri hydroxit, và hydro nguyên tố trong buồng catot. Dưới đây là phản ứng tổng thể để sản xuất xút và clo:

2Na+ 2H2O + 2e → H2↑ + 2NaOH

Phản ứng điện phân dung dịch muối ăn trong bình điện phân có màng ngăn:

2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2↑ + Cl2


V. Ứng dụng của NaOH

- NaOH được sử dụng rất  phổ biến trong ngành công nghiệp hiện nay:

- NaOH được sử dụng làm hóa chaasrt để xử lý gỗ, tre, nứa... để làm các nguyên liệu sản xuất giấy. 

- NaOH được sử dụng để phân hủy các chất béo có trong dẫu mỡ của động thực vật để sản xuất xà phòng. 

- NaOH thường loại bỏ các acid béo trong khâu tinh chế dầu thực vật và động vật trước khi sử dụng trong quá trình sản xuất thực phẩm.

- NaOH giúp điều chỉnh độ pH của môi trường trong công nghiệp hóa chất.

- NaOH giúp làm sạch quặng nhôm trước khi sản xuất nhôm.

- NaOH còn được sử dụng để trung hòa và khử cặn trong đường ống cấp nước  

Ngoài ra, NaOH còn được dùng trong chế biến dầu mỏ và nhiều ngành công nghiệp hóa chất khác.


VI. Xút NaOH có độc không?

- Tiếp xúc với xút gây bỏng da. Hít phải xút gây kích ứng hệ hô hấp, có thể hỏng phổi. Nuốt phải xút gây bỏng niêm mạc dạ dày, ruột, nuốt phải nhiều xút có thể gây thủng thực quản, rối loạn ý thức.

- Xút ăn mòn kim loại. Xút phản ứng với một số kim loại tạo thành hơi dễ cháy.

- Xút tác dụng với một số axit gây phản ứng cháy nổ.

- Đun nóng xút tạo ra hơi ăn mòn.

icon-date
Xuất bản : 12/01/2022 - Cập nhật : 26/03/2022