logo

Phân biệt 3 dung dịch H2N-CH2-COOH, CH3COOH, C2H5NH2 có thể dùng thuốc thử nào?

Câu hỏi: Phân biệt 3 dung dịch H2N-CH2-COOH, CH3COOH, C2H5NH2 có thể dùng thuốc thử nào?

Trả lời: 

Để nhận biết 3 chất H2N-CH2-COOH, CH3COOH, C2H5NH2 ta chỉ cần dùng quỳ tím:

+ H2N-CH2-COOH không làm đổi màu quỳ tím.

+ CH3COOH làm quỳ tím chuyển màu đỏ.

+ C2H5NH2 làm quỳ tím chuyển màu xanh.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về quỳ tím nhé.


I. Quỳ tím là gì?

  Quỳ tím hay còn có tên gọi khác là giấy quỳ, là loại giấy có tẩm dung dịch etanol hoặc nước cùng chất màu được tách từ rễ cây địa y Roccella và Dendrographa.

Phân biệt 3 dung dịch H2N-CH2-COOH, CH3COOH, C2H5NH2 có thể dùng thuốc thử nào?

II. Nguồn gốc giấy quỳ tím

  Việc ra đời giấy quỳ hiện nay có thể khá khó xác định bởi sự lâu đời của loại giấy này. Theo nguồn thông tin tin cậy từ các chuyên gia, loại giấy này được các thầy thuốc Tây Ban Nha sử dụng lần đầu từ những năm 1930. Sau đó, đến những năm đầu của thế kỷ 16, phương pháp sản xuất giấy quỳ ngày càng phổ biến. 

  Từ đó, tại một số đất nước lớn như Hà Lan, Đức, Anh, Nga,… loại quỳ tím này được sử dụng ngày càng rộng rãi. Từ đó ra đời ngành công nghiệp sản xuất giấy quỳ tím. Tuy nhiên, tên gọi thuở sơ khai của loại giấy này chưa được thống nhất. Dẫn đến mỗi quốc gia lại có những tên gọi riêng cho quỳ tím và cách chế biến cũng khác nhau.

  Về sau, đến tận những năm 1670, các nhà khoa học mới quan tâm nhiều vào sự phát hiện và nghiên cứu về giấy quỳ tím. Trong thời gian đầu, giấy quỳ chỉ được sử dụng làm chất chỉ thị. Tức là phân biệt axit (nếu giấy quỳ chuyển đỏ) và bazo (nếu giấy quỳ chuyển xanh). Sau một thời gian nghiên cứu và sử dụng lâu dài, loại giấy này đã phát huy được nhiều công dụng và được sử dụng nhiều hơn trong công nghiệp và nghiên cứu hóa học cho đến hiện nay


III. Quỳ tím ẩm có mấy loại?

- Giấy quỳ được phân loại thành 2 loại chính đó là quỳ đỏ và quỳ xanh.

+ Giấy quỳ đỏ: Được làm từ giấy trơn và thuốc nhuộm có ngâm axit sunfuric loãng. Sau đó người ta sấy khô bằng cách mang ra không khí để giấy quỳ tiếp xúc.

+ Giấy quỳ xanh: Giấy quỳ xanh thường được dùng để thử tính axit và thử giấm. Trong phòng thí nghiệm, nếu nhúng giấy quỳ vào dung dịch, nếu có tính axit, giấy quỳ sẽ chuyển sang màu đỏ, nếu ở điều kiện cơ bản, màu của giấy quỳ sẽ được giữ nguyên.

- Ngoài màu sắc thì giấy quỳ còn được chia thành giấy quỳ ẩm và giấy quỳ khô. Trong thí nghiệm, nếu đưa giấy quỳ khô vào bình amoniac thì màu không đổi. Giấy quỳ tím ẩm khi đưa vào bình đựng khí sẽ chuyển sang màu xanh.


IV. Sử dụng quỳ tím để đo độ pH

Theo đó, quỳ tím là một chất chỉ thị giúp kiểm đo độ pH và nhận biết tính axit, bazơ của dung dịch. 

+ Trong điều kiện trung tính (pH = 7) thì quỳ tím có màu tím hoặc màu vàng (màu ban đầu của giấy quỳ)

+ Nếu độ pH < 7  giấy quỳ chuyển sang màu đỏ => dung dịch có tính axit,

+ Nếu pH > 7  giấy quỳ chuyển sang màu xanh=> dung dịch có tính bazơ

+ Nếu quỳ tím gặp nước và nước có độ pH là 7, sẽ không đổi màu.

Vậy nên có thể nhận thấy màu sắc biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch. Bởi vậy giấy quỳ tím KHÔNG có hóa trị.

icon-date
Xuất bản : 11/01/2022 - Cập nhật : 13/01/2022