logo

Cho biết sản phẩm tạo thành của phản ứng Sn + O2


Câu hỏi: Cho biết sản phẩm tạo thành của phản ứng Sn + O2 → ?

Lời giải: 

Sn + O2 SnO2 (Điều kiện: Nhiệt độ)

Ở điều kiện thường trong không khí, Sn không bị oxi hóa. Ở nhiệt độ cao, Sn bị oxi hóa thành SnO2.

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về thiếc (Sn) và oxi (O2) nhé!


I. Thiếc (Sn) 

 - Thiếc là kim loại có tính khử yếu hơn kẽm và niken.

 - Thiếc có tính chống ăn mòn từ nước nhưng dễ hòa tan bởi axit và bazơ thể hiện tính lưỡng tính.

1. Tính chất vật lí

- Thiếc là kim loại có màu trắng bạc; kết tinh cao, tính dễ uốn và dễ dát mỏng.

- Khi dùng một thanh thiếc bẻ cong lại, chúng ta sẽ nge có âm thanh bị nứt vỏ của thiếc, đó là do hiện tượng sóng tinh của tinh thể. 

- Thiếc có giá thành khá cao trong số các kim loại.

- Khối lượng riêng của thiếc: D = 7,92 g/cm3.

Cho biết sản phẩm tạo thành của phản ứng Sn + O2

2. Tính chất hóa học

a. Tác dụng với phi kim

 - Tác dụng với oxi: ở điều kiện thường trong không khí, Sn không bị oxi hóa. Ở nhiệt độ cao, Sn bị oxi hóa thành SnO2.

Sn + O2  → SnO2 

 - Tác dụng với halogen. 

 Ví dụ: Sn + 2Cl2  → SnCl4

b. Tác dụng với axit

 - Thiếc tác dụng chậm với với dung dịch HCl và H2SO4 loãng tạo thành muối Sn (II) và hidro.

Sn + H2SO4  → SnSO4 + H2

 - Với H2SO4 và HNO3 đặc tạo thanh hợp chất Sn (IV)

Sn + 2H2SO4(đặc)  → SnO2 +  2SO2 + 2H2O

Sn + 4HNO3 (đặc)  → SnO2 

4Sn + 10HNO3 (rất loãng)  → 4Sn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2

c. Tác dụng với dung dịch kiềm đặc

Sn + NaOH (đặc, nguội) + 2H2O  → Na[Sn(OH)3]  + H 

Sn + 2NaOH (đặc) + 4H2O  → Na2[Sn(OH)6] + 2H2 


II. Oxi (O2)     

1. Tính chất vật lí

- Là một chất không có mùi, không có màu sắc, không có vị. 

- Oxi tan ít trong nước và có khối lượng nặng hơn không khí. 

- Khi chịu áp suất của khí quyển thì oxi sẽ hóa lỏng ở -183 độ C. Khi hóa lỏng sẽ có màu xanh nhạt.

- Có một số nghiên cứu oxi với không khí có tỉ khối là 32:29. 

- Oxi tan rất ít trong nước. Nước ở nhiệt độ 20 độ C với 100ml, 1 atm sẽ hoà tan được 3,1ml oxi. Khí oxi ở 20 độ C và 1 atm sẽ có độ tan là 0,0043g tỉ trọng 100g H2O.

2. Tính chất hóa học

a. Tác dụng với phi kim

- Với lưu huỳnh

  + Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt; cháy trong khí oxi manh liệt hơn, tạo thành khí lưu huỳnh dioxit SO2 (còn gọi là khí sunfuro) và rất ít lưu huỳnh trioxit SO3

 PTHH: S + O2  → SO ( ĐK: nhiệt độ)

- Với photpho:

   + Photpho cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột tan được trong không khí. Bột trắng đó là điphotpho pentaoxit có CTHH là P2O5

 PTHH: 4P + 5O2   → 2P2O5

⇒ Vậy oxi có thể tác dụng với phi kim khi ở nhiệt độ cao. Trong hợp chất oxi hóa trị II

b. Tác dụng với kim loại

- Cho dây sắt cuốn một mẩu than hồng vào lọ khí oxi, mẩu than cháy trước tạo nhiệt độ đủ cao cho sắt cháy. Sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là sắt (II, III) oxit, công thức hóa học là Fe3O4, thường được gọi là oxit sắt từ

 PTHH: 4Fe + 2O2  →  Fe3O4   ( ĐK: Nhiệt độ)

c. Tác dụng với hợp chất:

Một trong những phản ứng cháy cơ bản của hợp chất đó chính là phản ứng giữa khí metan và khí oxi. Khí metan thường xuất hiện trong khí ao bùn hoặc khí bioga và được con người sử dụng như là một nhiên liệu tạo nhiệt dùng trong đun nấu hàng ngày.
Khi cháy, khí metan sẽ tạo ra khí CO2 và hơi nước như vậy sẽ không có mùi  gì cả.

 PTHH: CH4 + 2O2   → CO2 + 2H2O ( ĐK: Nhiệt độ)

⇒ Oxi có thể tác dụng với kim loại, phi kim và các hợp chất ở nhiệt độ cao. Trong các hợp chất hóa học oxi hóa trị II


III. Một số bài tập vận dụng

Câu 1: Khí oxi nặng hơn không khí bao nhiêu lần

A. 1,1 lần

B. 0,55 lần

C. 0,90625 lần

D. 1,8125 lần

Câu 2Đốt cháy 3,1 g photpho trong bình chứa oxi tạo ra điphotpho pentaoxit. Tính khối lượng oxit thu được

A. 1,3945 g

B. 14,2 g

C. 1,42 g

D. 7,1 g

Câu 3: Cháy mạnh, sáng chói, không có khói là hiện tượng của phản ứng

A. C + O2 → CO2

B. 3Fe + 2O2 → Fe3O4

C. 2Cu + O2 → 2CuO

D. 2Zn+O2 → 2ZnO

Câu 4: Cháy trong oxi với lửa nhỏ có màu xanh nhạt, cháy trong không khí mãnh liệt hơn là hiện tượng của phản ứng

A. 2S + 3O2 → 2SO3

B. S + O2 → SO2

C. P + O2 → P2O5

D. P + O2 → P2O5

Câu 5: Cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột hòa tan được nước là phản ứng

A. 4P + 5O2 → 2P2O5

B. P + O2 → P2O3

C. S + O2 → SO2

D. 2Zn + O2 → 2ZnO

icon-date
Xuất bản : 10/01/2022 - Cập nhật : 11/01/2022