logo

Phần (5) của văn bản Buổi học cuối cùng có nhiều chi tiết miêu tả đặc sắc: thầy Ha - men "người tái nhợt", "nghẹn ngào", "không nói được hết câu

Câu hỏi: Phần (5) của văn bản Buổi học cuối cùng có nhiều chi tiết miêu tả đặc sắc: thầy Ha-men “người tái nhợt”, “nghẹn ngào, không nói được hết câu”, “cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!” và “đầu dựa vào tường”, “chẳng nói”, chỉ “giơ tay ra hiệu”... Các chi tiết này đã giúp tác giả khắc họa được tâm trạng gì về thầy Ha-men?

Các chi tiết đã giúp tác giả khắc họa được lòng yêu nước của thầy giáo Ha-men. Khi không được dạy tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc, không chỉ riêng học sinh mà chính thầy, rất buồn lòng. Còn tiếng thì còn đất nước. Thử hỏi, nếu không được dạy tiếng quê hương trên chính quê hương, thì sẽ như thế nào? Chẳng phải là gián tiếp thừa nhận sự đô hộ của nước Đức hay sao? Chính bởi lẽ đó, mà thầy Ha-men đã viết thật to dòng chữ “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM !”. Thầy là người yêu nghề, yêu tiếng nói dân tộc và yêu quê hương sâu sắc. Qua nhân vật, nhà văn đã thành công thể hiện được chủ đề của tác phẩm về lòng yêu nước.

 Phần (5) của văn bản Buổi học cuối cùng có nhiều chi tiết miêu tả đặc sắc: thầy Ha-men “người tái nhợt”, “nghẹn ngào, không nói được hết câu”, “cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!” và “đầu dựa vào tường”, “chẳng nói”, chỉ “giơ tay ra hiệu”... Các chi tiết này đã giúp tác giả khắc họa được tâm trạng gì về thầy Ha-men?

>>>Xem trọn bộ: Bài Buổi học cuối cùng SGK 7 trang 21, 22, 23, 24, 26 - Văn Cánh diều

icon-date
Xuất bản : 22/08/2022 - Cập nhật : 01/12/2022