logo

Nhà thơ Thâm Tâm là ai?

Nhà thơ Thâm Tâm sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917, tên thật là Nguyễn Tuấn Trình- ông là một trong những nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Dưới đây là bài văn tìm hiểu Nhà thơ Thâm Tâm là ai? Mời thầy cô và các bạn cùng tham khảo.


Nhà thơ Thâm Tâm là ai?

- Thâm Tâm tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917. Là một nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam.

- Quê quán: thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương) thuộc tỉnh Hải Dương.

- Sinh ra trong gia đình gia giáo, đông anh chị em (2 chị gái, 2 em trai và 2 em gái), Thâm Tâm chỉ học hết tiểu học rồi nghỉ ở nhà phụ giúp gia đình đóng sách và nấu bánh kẹo.

Nhà thơ Thâm Tâm là ai?

Sự nghiệp văn học

- Với khả năng hội họa, ông bắt đầu vẽ tranh kiếm sống từ những năm 1938 ( hồi tác giả 21 tuổi ), rồi chuyển qua viết báo, làm đồ gốm và từ đây tác giả cũng bắt đầu làm thơ.

-Thời kỳ 1937 – 1939 mở ra cánh cửa đấu tranh mới trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá, đến năm 1945 toàn bộ báo chí đã hoàn toàn trở thành vũ khí mạnh mẽ trong đấu tranh cách mạng…. Từ giã Tiểu thuyết thứ bảy và Truyền bá, giống như bạn bè đồng trang lứa kẻ vô Nam, người ra Bắc, Thâm Tâm đã quyết định tham gia ban kịch và ban văn nghệ trong Hội cứu quốc cùng người bạn thân của mình là Trần Huyền Trân.

- Từ những năm 1940, Nguyễn Tuấn Trình tham gia viết báo, viết văn, các sáng tác của ông thường được đăng tải trên các tờ báo nổi tiếng như Tiểu thuyết thứ bảy, Ngày nay, Tiểu thuyết thứ năm, Truyền bá quốc ngữ... Ông từng thử sức trên nhiều thể loại, song thành công nhất vẫn là các sáng tác về thơ

- Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, ông là một trong những thành viên của Ban biên tập báo Tiên Phong (1945- 1946), sau đó tác giả còn nhập ngũ, làm thư ký cho tòa soạn báo Vệ quốc quân (sau đổi tên là báo Quân đội Nhân dân) - cơ quan ngôn luận của quân đội nhân dân Việt Nam

- Trên đường đi công tác năm 1950, ông mất đột ngột vì căn bệnh đột quỵ, nhà thơ đã được đồng đội và người dân địa phương mai táng tại huyện Quảng Yên, tỉnh Cao Bằng.

- Năm 2007, nhà văn được nhà truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật 


Phong cách sáng tác

- Thơ Thâm Tâm đa màu với nhiều giọng điệu khác nhau: khi trầm hùng, bi tráng, khi thì buồn da diết, lúc lại hân hoan reo vui,… Nhìn chung, thơ của ông mang âm điệu buồn, chậm rãi nhưng không ủy mị. Có chút trăn trở về cuộc đời, suy tư về nhân tình thế thái, xen lẫn là sự day dứt về thân phận mình trong xã hội rối ren, bế tắc. 

- Tống biệt hành là một sáng tác nổi tiếng của Thâm Tâm, tác phẩm để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc bởi sự hòa hợp giữa phong cách thơ cổ điển và hiện đại.

Nhà thơ Thâm Tâm là ai?

Các sáng tác tiêu biểu

* Thơ

- Tống biệt hành – Tác phẩm tiêu biểu của cố nhà thơ, thời ông chưa in thành tập. Sau được xuất bản năm 1988 nằm trong sưu tập Thơ Thâm Tâm

>>> Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

- Ly biệt

- Vạn lý Trường thành (1945)

- Chiều mưa đường số 5 (1948)

- Thơ Thâm Tâm (1988)

* Kịch

- Sương tháng Tám (1939)

- Lối sống (1945)

- Lá cờ máu

- Người thợ (1946)

* Văn xuôi

- "Truyện ngắn Thâm Tâm," 

- "Tháng Ba sấm đông" 

- "Gió Thu hoa cúc gầy rồi," 

- Bộ truyện thiếu nhi gồm tất cả là 3 cuốn:

+ Tập truyện cổ tích "Hai cây hoa nhài," 

+ Tập truyện dã sử "Thuồng luồng ở nước," 

+ Tập truyện đồng thoại "Con rùa đội vẹt".

------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cung cấp cho các bạn bài văn tìm hiểu Nhà thơ Thâm Tâm là ai? Qua đó giúp độc giả hiểu rõ hơn về con người cũng như sự nghiệp thi ca của cố nhà thơ Thâm Tâm- một ngòi bút tài năng của nền văn học Việt Nam 

icon-date
Xuất bản : 31/07/2023 - Cập nhật : 28/08/2023