logo

Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

Thâm Tâm là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. “Tống biệt hành” là một tác phẩm tiêu biểu của Thâm Tâm viết về cuộc chia ly đầy xúc động của người đi, kẻ . Dưới đây là bài Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm mời các bạn cùng tham khảo.


Nội dung chính bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

      “Tống biệt hành” là một bài thơ nổi tiếng của Thâm Tâm kế về cuộc chia li, một sự ra đi đầy xúc động, đi nhưng chẳng hẹn ngày trở về. Giữa lúc lớp thanh niên trí thức đang chìm trong bế tắc, bi quan vì không xác định tương lai, con đường phía trước thì nhà thơ Thâm Tâm đã xây dựng một người thanh niên với hình tượng đẹp đã tìm ra lí tưởng và quyết tâm bỏ lại đoạn tình cảm mềm yếu để mà ra đi thực hiện “chí nhớn”. Qua bài thơ, tác giả ca ngợi khát vọng, ý chí quyết tâm, lí tưởng cao đẹp, biết hi sinh vì đại nghiệp lớn của người đi


Nghệ thuật bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

- Hình tượng người tráng sĩ trí lớn với lí tưởng cao đẹp và tình cảm sâu sắc: là hình tượng nghệ thuật xuyên suốt tác phẩm 

- “Tống biệt hành” có kết cấu khá đặc biệt, theo cảm nhận của chủ thể trữ tình và người tiễn đưa

- Bài thơ mang âm điệu lạ, hùng tráng và nét cổ điển riêng

- Tác giả bộc lộ tâm trạng một cách tinh tế kết 

- Hình ảnh thơ độc đáo


Dàn ý Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

1. Mở bài 

- Khái quát chung về tác giả Thâm Tâm, tác phẩm "Tống biệt hành", dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận.

2. Thân bài

- Tác giả Thâm tâm (bút danh), tên thật là Nguyễn Tuấn Trình (1917- 1950).

+ Một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam.

+ Mang trong mình những tâm sự trĩu nặng của thời đại cái tôi.

+ Giọng thơ rắn rỏi, gân guốc.

- Bài thơ Tống biệt hành

 + Viết vào năm 1940.

+ Nhan đề: "Tống biệt hành" là bài hành đưa tiễn người đi xa.

=> “Tống biệt hành” là một tác phẩm tiêu biểu của Thâm Tâm viết về cuộc chia ly đầy xúc động của người đi, kẻ ở. Qua ca ngợi khát vọng, ý chí quyết tâm, lí tưởng cao đẹp, biết hi sinh vì đại nghiệp lớn của người đi.

3. Kết bài 

Nêu cảm nghĩ của bản thân.

Dàn ý Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

      Thâm Tâm là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông luôn mang trong mình những tâm sự trĩu nặng của thời đại cái tôi, cùng giọng thơ rắn rỏi, gân guốc, nhưng cũng phảng phất  trong đó chất thơ cổ điển. Trong đó “Tống biệt hành” là một bài thơ nổi tiếng của Thâm Tâm kế về cuộc chia li, một sự ra đi chẳng hẹn ngày về.

      Mở đầu bài thơ, là cảnh chia ly, với những bồi hồi xúc động của người tiễn đưa:

“Đưa người, ta không đưa qua sông

…..

Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong”

      Thâm Tâm vừa thể hiện nỗi buồn xót xa khi phải biệt ly, và sự nuối tiếc mà viết lên câu thơ thứ nhất khi chẳng thế đưa người được xa hơn “Đưa người, ta không đưa qua sông”. Với hình thức câu hỏi tu từ, sự dao động, tâm trạng xao xuyến của nhà thơ được tái hiện một cách sống động qua câu thơ thứ hai “Sao có tiếng sóng ở trong lòng”, phải chăng đó là nỗi niềm khắc khoải khôn nguôi, dạt dào khi tác giả sắp phải chia xa với người mà mình thương mến.

Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

      Bóng chiều thường gợi ra những nỗi buồn, nỗi nhớ man mác, nhưng trong cuộc chia li này, bóng chiều lại không mang ý nghĩa gì đặc biệt “không thắm không vàng vọt do” – gợi tả sự nhạt nhòa của ánh sáng. Nhưng “Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong”, ta có thể hiểu rằng đây chỉ là hình ảnh giả tưởng, ánh hoàng hôn phản chiếu qua ánh mắt này không phải hình ảnh thực. Từ đó nhằm nhấn mạnh sự nhớ thương vô bờ bến của người ở đối với người đi.

“Đưa người ta chỉ đưa người ấy

Một giã gia đình một dửng dưng”

      Cuộc chia li này chẳng đông đúc kẻ tiễn người đưa, mà chỉ có hai chủ thể chính, đó là tác giả và người đi “Đưa người ta chỉ đưa người ấy”. Và tâm trạng của hai người cũng hoàn toàn trái ngược nhau “Một giã gia đình, một dửng dửng”. Có thể thấy rằng đối với Thâm Tâm, người đi là một người mà nhà văn rất thương yêu, với nhà văn đó như một người thân ruột thịt trong gia đình bởi vậy khi phải chia xa tác giả cảm thấy đau đớn và hụt hẫng vô cùng. Nhưng người đi lại có thái độ “dửng dưng”, những trong hoàn cảnh này ta cần hiểu đúng nghĩa của từ, “dửng dưng” không có nghĩa là hời hợt, vô tâm, hời hợt mà để chỉ tư thế khi ra đi. Đó là một tư thế hiên ngang, cứng rắn, lên đường cùng một ý chí bất khuất, không hối hận.

“Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ

…..

Ba năm mẹ già cũng đừng mong”

      Nhà thơ đã sử dụng những từ Hán Việt ““Ly khách! Ly khách” từ đó gợi tả không khí trang trọng của buổi đưa tiễn. “Con đường nhỏ” là con đường lí tưởng mà người ra đi đã lựa chọn, dù biết trên con đường ấy chắc chắn sẽ có những gian nan, khó khăn, vất vả. “Chí nhớn chưa về bàn tay không/ Thì không bao giờ nói trở lại”, hai câu thơ thể hiện rõ nét ý chỉ quyết tâm, chí lớn chưa thành quyết không trở về.

“Ta biết người buồn chiều hôm trước

……

Khuyên nốt em trai dòng lệ sót”

      Mấy ai có thể vui vẻ khi chứng khiến người mình yêu thương dứt áo ra đi chẳng hẹn ngày về? Mấy ai muốn người thân yêu của mình phải đi vào con đường gian nan, hiểm nguy. Cũng bởi vậy mà các chị đã khuyên bảo em hết lời, “Một chị, hai chị cũng như sen/ Khuyên nốt em trai dòng lệ sót”, dù biết sẽ chẳng thể đổi thay được gì.

“Ta biết người buồn sáng hôm nay

……

Gói tròn thương tiếc, chiếc khăn tay”

      Nhưng “Giời chưa mùa thu, tươi lắm thay”, giời chưa chuyển thu mà trời hôm nay thật tươi tắn, dường như đây là một báo hiệu tốt, gợi tương lai tươi sáng đang chờ đón phía trước, một sự sum họp đoàn viên không xa, đông đủ, và ấm áp. Gói tròn trong chiếc khăn tay là tình cảm song cũng là niềm thương tiếc đối với người ra đi. 

“Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!

…….

Em thà coi như hơi rượu say”

      Người thật sự đã rời đi sao, dù nhận thức được hiện thực chua xót ấy, nhưng Thâm Tâm vẫn tự hỏi bản thân “Người đi! Ừ nhỉ, người đi thực. Người đi rồi, để lại mẹ già lẻ bóng ngày ngày thấp thỏm chờ con, em đi mãi chẳng về, người chị ôm trong lòng nỗi nhớ em, sầu thương.

      Bài thơ mang âm điệu lạ, cách bộc lộ tâm trạng tinh tế kết hợp cùng hình ảnh thơ độc đáo qua đó đã thể hiện giá trị tư tưởng rất lớn. Giữa lúc lớp thanh niên trí thức đang chìm trong bế tắc, bi quan vì không xác định tương lai, con đường phía trước thì nhà thơ Thâm Tâm đã xây dựng một người thanh niên với hình tượng đẹp đã tìm ra lí tưởng và quyết tâm bỏ lại đoạn tình cảm mềm yếu để mà ra đi thực hiện “chí nhớn”.

      “Tống biệt hành” là một tác phẩm tiêu biểu của Thâm Tâm viết về cuộc chia ly đầy xúc động của người đi, kẻ ở. Qua ca ngợi khát vọng, ý chí quyết tâm, lí tưởng cao đẹp, biết hi sinh vì đại nghiệp lớn của người đi.

---------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cung cấp cho các bạn cách lập dàn ý và bài văn mẫu Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm . Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt và đạt điểm cao môn Ngữ Văn

icon-date
Xuất bản : 17/07/2023 - Cập nhật : 19/08/2023