logo

Phân tích bài thơ mẹ Suốt

Nhờ tinh thần quả cảm, anh dũng, gan dạ của Mẹ Suốt - nữ anh hùng lao , đã góp phần cùng quân và nhân dân Đồng Hới lập nên kỳ . Ngày 1/1/1967, Đảng và Nhà nước đã phong tặng Mẹ Suốt danh hiệu Anh hùng ngành Giao thông. Dưới đây là bài Phân tích bài thơ mẹ Suốt, mời thầy cô và các bạn cùng tham khảo.


Nội dung chính tác phẩm Mẹ Suốt

      Bài thơ ca ngợi tinh thần anh dũng, quả cảm, của Mẹ Suốt - người nữ anh hùng lao động đã ngày ngày lái đò đưa những chiến sĩ bộ đội qua sông Nhật Lệ trong thời kỳ chiến tranh khốc liệt. Mẹ đã cùng các chiến sĩ và nhân dân Đồng Hới đã cùng lập nên kỳ tích vang dội.14 máy bay của quân Mỹ đã bị ta bắn rơi, 5 tàu chiến Mỹ bị bắn chìm tại dòng sông Nhật Lệ. 


Dàn ý Phân tích bài thơ Mẹ Suốt

1. Mở bài 

- Khái quát đôi nét về tác giả Tố Hữu, tác phẩm Mẹ Suốt

2. Thân bài

- Giới thiệu mẹ Suốt: bà Nguyễn Thị Suốt- người nữ anh hùng lao động đã ngày ngày lái đò đưa những chiến sĩ bộ đội qua sông Nhật Lệ trong thời kỳ chiến tranh khốc liệt. 

- Cuộc đối đáp thú  vị bằng thơ giữa tác giả và mẹ Suốt đã giúp cho người đọc thêm hiểu biết về tính cách và mảnh đất quê hương Quảng Bình.

=> Nhờ tinh thần quả cảm, anh dũng, gan dạ của Mẹ Suốt đã góp phần cùng quân và nhân dân Đồng Hới lập nên kỳ tích.14 máy bay Mỹ của Mỹ đã bị bắn rơi, 5 tàu chiến Mỹ bị bắn chìm tại dòng sông Nhật Lệ. Ngày 1/1/1967, Đảng và Nhà nước đã phong tặng Mẹ Suốt danh hiệu Anh hùng ngành Giao thông.

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của em dành cho bài thơ.

Dàn ý Phân tích bài thơ Mẹ Suốt

Phân tích bài thơ Mẹ Suốt

      “Mẹ Suốt” là một tác phẩm tiêu biểu của Tố Hữu, được sáng tác vào năm 1965. Khi nhà thơ có dịp được gặp mẹ Suốt- người nữ anh hùng lao động đã ngày ngày lái đò đưa những chiến sĩ bộ đội qua sông Nhật Lệ trong thời kỳ chiến tranh khốc liệt. 

“Lặng nghe mẹ kể ngày xưa

Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình

Mẹ rằng: quê mẹ, Bảo Ninh

Mênh mông sóng biển lênh đênh mạn thuyền”

      Tác giả đã lấy hình ảnh quê hương làm nền để xây nên tượng đài mẹ. Hình ảnh nắng trưa Quảng Bình “chang chang cồn cát” và “mênh mông sóng biển lênh đênh mạn thuyền” hiện lên rất ấn tượng. Từ cái nền quê hương ấy Tố Hữu đã gợi tả lại một mẹ Suốt ngày hẵng còn bé:

“Sớm chiều, nước xuống triều lên

………

Thương chồng con lại thương mình xót xa…”

      Mẹ Suốt đã phải chịu biết bao khó nhọc, cực từ ngày mới chín mười tuổi, lớn thêm chút thì “đi ở bốn cửa người”. Lên mười hai tuổi đã đi lấy chồng, mẹ đã tám lần sinh con đẻ cái và “mấy lần sa”. Đọc đến đây độc giả không khỏi ngẹn ngào xúc động, thương cho thân phận mẹ Suốt, phải chăng từ chính nỗi khổ cực ấy đã làm cho mẹ càng ý thức sâu sắc về quyền được làm người, được sống trong một xã hội tự do, hòa bình, hạnh phúc:

“Bây chừ sông nước về ta

…….

Bến sông Nhật Lệ, quân sang đêm ngày”

Phân tích bài thơ Mẹ Suốt

      Từ xa xưa, nhân dân ta đã có câu: “ Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Thật vậy, truyền thống yêu nước từ bấy lâu nay vẫn luôn chảy trôi trong tim mỗi người con đất Việt, dù là trai hay gái, người lớn hay trẻ nhỏ, chỉ cần là giặc đến sẽ đều anh dũng đứng lên chiến đấu. Với ý chí kiên cường bất khuất, lòng yêu nước nồng nàn thiết tha, mẹ bất chấp tuổi tác, không sóng gió, đạn bom “sợ chi sóng gió, tàu bay” quyết một lòng chiến đấu đánh đuổi giặc giặc ngoại xâm:

“Sợ chi sóng gió, tàu bay

……

Gió lay như sóng biển tung trắng bờ”

      Không chỉ chiêm ngưỡng mẹ, trong lúc đối thoại Tố Hữu như một nhà báo phỏng vấn bằng thơ và mẹ cũng chẳng hề nao núng, liền đáp lại tác giả với những câu trả lời bằng thơ.

      Tố Hữu hỏi:

“Gan chi gan rứa mẹ nờ?”

      Mẹ Suốt đáp:

“Mẹ rằng: cứu nước mình chờ chi ai

……

Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò…”

      Tố Hữu lại hỏi:

“Ghé tai mẹ, hỏi tò mò:

……..

Màn xanh đây mụ đắp cho kín mình!”

      Trong thời khắc hiểm nguy, dưới những cơn mưa bom đạn ác liệt, mà mẹ vẫn hiên ngang giữ vững tay chèo đưa đón những chiến sĩ bộ đội, những anh thương binh, người dân qua bờ Nhật Lệ. Không những vậy, các chuyến đò của mẹ Suốt còn vô cùng quan trọng, đó chính là đường dây liên lạc giữa Đồng Hới với Bảo Ninh. Hình ảnh mẹ Suốt anh dũng, hiên ngang trước cơn mưa bom đạn, đã được tác giả Tố Hữu khắc họa đầy hào hùng” : “Gan chi, gan rứa, mẹ nờ?/ Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai?/ Chẳng bằng con gái, con trai/ Sáu mươi còn một chút tài đò đưa”.

"Vui sao câu chuyện ân tình

Nắng trưa cồn cát Quảng Bình cũng say…"

      Cuộc hỏi đáp giữa tác giả và mẹ Suốt thật thú vị làm sao. Từ câu hỏi và câu trả lời đều sử dụng ngôn ngữ đặc trưng quen thuộc của mảnh đất Quảng Bình: Tui, chi, rứa, cớ răng, nờ… từ đó đã làm rõ hơn về vùng quê và tính cách của mẹ Suốt

      Nhờ tinh thần quả cảm, anh dũng, gan dạ của Mẹ Suốt đã góp phần cùng quân và nhân dân Đồng Hới lập nên kỳ tích.14 máy bay Mỹ của Mỹ đã bị bắn rơi, 5 tàu chiến Mỹ bị bắn chìm tại dòng sông Nhật Lệ. Ngày 1/1/1967, Đảng và Nhà nước đã phong tặng Mẹ Suốt danh hiệu Anh hùng ngành Giao thông. Năm 1968 Mẹ Suốt mất, tới năm 1980 Ủy ban Nhân dân thị xã Đồng Hới đã quyết định cho xây dựng bia đài Mẹ nằm giữa trung tâm bến đò. Qua đó, thể hiện lòng biết ơn, cảm phục về một người mẹ anh hùng của quê hương. 

------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cung cấp cho các bạn bài văn mẫu Phân tích bài thơ mẹ Suốt. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt và đạt điểm cao môn Ngữ Văn

icon-date
Xuất bản : 17/07/2023 - Cập nhật : 19/08/2023